Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia
Nguồn: Nina Khrusheva, “The Silver Fox of Dictatorship and Democracy”, Project Syndicate, 09/07/2014 Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp Trong suốt những năm cầm quyền với biệt danh “con cáo bạc”, con đường thăng tiến của Eduard Shevardnadze ...
Nguồn: Nina Khrusheva, “The Silver Fox of Dictatorship and Democracy”, Project Syndicate, 09/07/2014
Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trong suốt những năm cầm quyền với biệt danh “con cáo bạc”, con đường thăng tiến của Eduard Shevardnadze dường như rất thuận lợi, từ vị trí lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết Gruzia, Ủy viên Bộ Chính trị của Điện Kremlin đến chức Bộ trưởng Ngoại giao mang tư tưởng cải cách của Mikhail Gorbachev. Sau khi Liên Xô tan rã, ông trở thành Tổng thống Gruzia thân phương Tây và trớ trêu thay, lại là nhân vật chống Gorbachev. Ông tự coi mình là vị anh hùng đã giải phóng Gruzia khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của Nga. Ông cũng là một trong những chính khách tham nhũng nhiều nhất mà đất nước ông từng chứng kiến.
Đến cuối đời, Shevardnadze đã bị xa lánh tại Gruzia, phương Tây và Nga, những nơi mà ông từng được coi như một kiến trúc sư dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô. Tuy nhiên, ngay cả khi ông đã bị người dân gần như quên lãng sau cuộc Cách mạng Hoa hồng năm 2003, khi ông bị lật đổ bởi chính người mà ông từng bảo trợ là Mikheil Saakashvili, sự mưu mẹo và kỹ năng thao túng các thế lực chính trị của ông vẫn cho phép ông có thể quản lý các di sản phục vụ lợi ích của mình.
Saakashvili, một nhân vật thân Mỹ, đã phát động nhiều cuộc cải cách kinh tế thành công và thực hiện cuộc tấn công toàn lực nhằm vào tệ nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát, dù cuối cùng chính ông cũng bị cáo buộc nhận hối lộ và tiếp tay cho những nỗ lực xây dựng một chế độ chuyên chế. Sau khi lên nắm quyền trong cuộc nổi dậy lật đổ “quan tham” Shevardnadze, ông đã phải viện đến các kỹ thuật tương tự như Liên Xô từng sử dụng, đó là đe dọa và làm mất uy tín các đối thủ, giải tán những người bất đồng chính kiến bằng vũ lực để gây cản trở hoạt động của phe đối lập.
Câu hỏi mà nhiều người dân Gruzia nhiều lần đặt ra là liệu Shevardnadze có thực sự bị lật đổ hoàn toàn hay không. Vào năm 2003, sau khi nhận thấy sự tín nhiệm của người dân dành cho mình bị sụt giảm, nhiều người tin Shevardnadze đã sẵn sàng rời bỏ quyền lực nhưng rất cần một người kế nhiệm có khả năng bảo toàn được di sản (và tài sản của ông). Chắc chắn rằng, Saakashvili trở nên nổi tiếng trong cương vị bộ trưởng tư pháp của Gruzia khi đã đệ trình các cáo buộc tham nhũng đối với gia đình Shevardnadze. Và trong thời kỳ đầu trong cương vị tổng thống, ông đã đòi lại cho đất nước 15 triệu đô la từ nguồn tài sản của Shevardnadze. Nhưng chính quyền của Tổng thống Saakashvili chưa bao giờ động tới Shevardnadze và gia đình của ông.
Dù giả thuyết trên còn chưa rõ thực hư, nhưng nó vẫn tồn tại ở sâu bên trong các di sản của Shevardnadze. Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông được biết đến là một “diễn viên đa vai”, khi thì dọa từ chức chỉ để tiếp tục được ở lại, khi thì cáo buộc kẻ thù có các âm mưu ám sát ông để ông có thể được sống. Vào những năm 1970, ông lấy lòng nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev bằng những hành động phô trương thể hiện lòng trung thành với chính quyền Liên Xô, và kết cục là ông gặp phải sự phản đối của những sinh viên người Gruzia muốn sử dụng tiếng Gruzia thay vì tiếng Nga làm ngôn ngữ quốc gia như mong muốn của Điện Kremlin.
Trong thời đại Xô-viết dưới thời Shevardnadze, các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục và văn hóa là thế mạnh của người dân Gruzia, song, đến những năm 1990, dường như ông không còn mặn mà với chúng nữa. Tương tự, vào những năm 1970, trong khi hàng vạn công chức bị truy tố vì tội tham nhũng hay mất việc làm dưới sự lãnh đạo của ông, thì đến những năm 1990, dưới thời Shevardnadze hậu Xô-viết, nhiều người đùa rằng đáng lẽ ra ông phải tự bắt giam chính mình, nhưng ông xứng đáng được hưởng sự giàu có vì đã có đóng góp vô giá cho nền chính trị nước nhà.
Năm 1999, tại New York, trong dịp đánh dấu kỷ niệm lần thứ mười sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ, tôi đã nghe Shevardnadze khẳng định rằng Gruzia đã để lại cho thế kỷ 20 hai nhân vật lịch sử: “Một người đã dựng lên Bức màn sắt [tức Joseph Stalin], và một người đã phá hủy nó”, ý nói đến ông.
Chắc chắn, những kỹ năng chính trị của Shevardnadze cũng sánh ngang với Anastas Mikoyan, một chính khách Liên Xô vĩ đại khác đến từ Armenia, vùng Caucasus. Mikoyan từng là bộ trưởng thương mại thân tín của Stalin, sau đó giữ chức phó thủ tướng với tư tưởng bài Stalin của Nikita Khrushchev (cố Tổng Bí thư và Thủ tướng Liên Xô). Có người từng kể chuyện đùa rằng, Mikoyan rời khỏi Điện Kremlin vào một ngày mưa nặng hạt và từ chối đi chung ô với đồng nghiệp. Ông nói: “Không sao đâu, tôi sẽ đi lách giữa những hạt mưa”.
Tương tự, Shevardnadze từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Gruzia vào những năm 1980, giả vờ phản đối sự cai trị của chế độ Xô-viết, để rồi lại được Gorbachev bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô. Khi có được sự tin tưởng từ các nhà lãnh đạo phương Tây và chứng kiến đế chế Xô-viết ở Đông Âu sụp đổ, ông lại từ chức vào năm 1990 và tuyên bố rằng nước Nga, dưới thời Gorbachev, đang quay lại chế độ chuyên chế. Nhờ đó ông trở thành biểu tượng bảo vệ nền dân chủ và giành được chức tổng thống của nước Gruzia độc lập vào một thời điểm khi mà đất nước đang đứng trước nguy cơ xảy ra nội chiến. Ông giữ chức vụ này trong 11 năm.
Liệu Shevardnadze có thành thật? Liệu ông có phải là nhà dân chủ hay một tên bạo chúa? Thực tế là cả hai. Cái chết của ông khiến cho thế hệ cộng sản mang tư tưởng cải cách của Gorbachev dần biến mất. Những người như Shevardnadze và cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin cho thấy sự tương phản sâu sắc với những người theo đường lối cứng rắn thời Brezhnev, và đều thúc đẩy (chủ yếu là vô tình) sự sụp đổ của đế chế Xô-viết và quá trình chuyển đổi sang một nền dân chủ.
Tương tự như chính quyền tham nhũng và chuyên chế của Tổng thống Nga Vladimir Putin mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay, vạch đích của thời kỳ quá độ đó vẫn còn rất xa. Nhưng có một số tin tốt mà chúng ta cần biết. Năm 2013, Gruzia đã bầu Giorgi Margvelashvili làm tổng thống mới thông qua một tiến trình hòa bình và hợp pháp. Vào hồi đầu mùa hè năm 2012, Gruzia đã ký Hiệp định Liên kết với Liên minh châu Âu, qua đó cho thấy nước này đang có những mối liên hệ gần gũi hơn với phương Tây. Cả hai sự kiện này sẽ không thể trở thành sự thật nếu thiếu đi sách lược “chính trị trung dung” mưu mẹo nhưng cũng đầy dũng cảm kéo dài hàng thập kỷ của Shevardnadze.
Nina L. Khrushcheva, tác giả của các cuốn sách Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics và The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind, là Giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế và Phó Hiệu trưởng Trường Đại học The New School tại New York. Bà cũng là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Chính sách Thế giới.
Copyright: Project Syndicate 2014 – The Silver Fox of Dictatorship and Democracy
Tìm bài theo tháng
Tìm bài theo tháng Select Month June 2018 (38) May 2018 (56) April 2018 (60) March 2018 (61) February 2018 (50) January 2018 (67) December 2017 (59) November 2017 (61) October 2017 (60) September 2017 (59) August 2017 (60) July 2017 (62) June 2017 (61) May 2017 (68) April 2017 (66) March 2017 (69) February 2017 (60) January 2017 (69) December 2016 (77) November 2016 (85) October 2016 (87) September 2016 (74) August 2016 (82) July 2016 (87) June 2016 (90) May 2016 (93) April 2016 (98) March 2016 (97) February 2016 (100) January 2016 (110) December 2015 (114) November 2015 (108) October 2015 (115) September 2015 (105) August 2015 (99) July 2015 (109) June 2015 (111) May 2015 (114) April 2015 (113) March 2015 (79) February 2015 (57) January 2015 (67) December 2014 (72) November 2014 (57) October 2014 (46) September 2014 (35) August 2014 (31) July 2014 (54) June 2014 (58) May 2014 (26) April 2014 (15) March 2014 (16) February 2014 (14) January 2014 (16) December 2013 (16) November 2013 (13) October 2013 (14) September 2013 (14) August 2013 (13) July 2013 (13) June 2013 (14) May 2013 (10)Bài mới
- 21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO
- Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông
- 20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ
- Trung Quốc đang thôn tính châu Âu ra sao? (P1)
- 19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH
- Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ
- 18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois
- Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ
- 17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin
- Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)
- 16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp
- 15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp
- Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?
- 14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng
- Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?
Bài được đọc nhiều
Sách mới
Video
- 10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)
- Vụ kiện Philippines – Trung Quốc về Biển Đông
- Last days in Vietnam (2014)
- Vietnam in HD (P1)
Chủ đề mới trên Diễn đàn
- Giáo sư Phan Đình Diệu (1936-2018): Khí phách và trí tuệ
- Tại sao những kẻ độc tài thích làm thơ?
- Sách về Việt Nam ‘không ngại làm phật ý Hà Nội’
- Điểm sách: ‘Chuyện lính Tây Nam’
- Nhìn lại tiến trình lịch sử của việc hình thành Luật Đầu tư nước ngoài