12/01/2018, 16:49

Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)

Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945) ương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930); Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930), Văn kiện Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa I, đặc ...

Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)

ương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930); Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930), Văn kiện Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa I, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì

a)  Nội dung cơ bản của đường lối

-  Các văn kiện hình thành đường lối:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930); Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930), Văn kiện Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa I, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì; Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945); Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng (giữa tháng 8 - 1945)...v.v. đã hình thành đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.

-  Nội dung cơ bản của đường lối:

Mặc dù có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với tình hình cách mạng trong nước và quốc tế, về cơ bản đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng (1930 - 1945) gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Phân tích chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam thay đổi. Từ xã hội phong kiến, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.

Trong xã hội nổi lên nhiều mâu thuẫn đan xen. Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta, đa số là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, mà vẫn tiếp tục tồn tại.

Mâu thuẫn mới bao trùm là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Mâu thuẫn này ngày càng mở rộng và gay gắt thêm. Đây là mâu thuẫn cơ bản, là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.

+ Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương là làm cách mạng tư sản dân quyền có tính chất dân tộc, dân chủ. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp là nhiệm vụ hàng đầu làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; đánh đổ phong kiến, làm cách mạng ruộng đất. Hai nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau. Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị, sau khi thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Lực lượng cách mạng là giai cấp vô sản lãnh đạo cùng nông dân và đông đảo lực lượng nhân dân tham gia. Mặt trận dân tộc thống nhất dưới nhiều hình thức, nhiều tổ chức đoàn thể để đoàn kết tất cả các giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo, dân tộc, không phân biệt giàu, nghèo, già, trẻ, gái, trai đấu tranh đòi độc lập dân tộc, đòi tự do, dân chủ và hoà bình.

+ Tùy theo hoàn cảnh, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đấu tranh, từ bí mật, bất hợp pháp, công khai hợp pháp, nửa hợp pháp... nhưng chủ yếu là phương pháp cách mạng theo con đường vũ trang bạo động, dùng “khuôn phép nhà binh” để giành chính quyền.

Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân; kết hợp xây dựng lực lượng chính trị và xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng; xây dựng nền văn hoá mới theo nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng. Tích cực đào tạo cán bộ cách mạng, chuẩn bị sẵn sàng khi có thời cơ thuận lợi sẽ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

+ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng là đội tiên phong phải có đường lối chính trị đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng.

Đảng luôn được xây dựng và củng cố, có kỷ luật chặt chẽ và liên hệ mật thiết với quần chúng.

+ Quan hệ quốc tế của cách mạng: cách mạng Đông Dương là bộ phận của cách mạng thế giới, phải đoàn kết với vô sản thế giới, trước hết là đoàn kết và phối hợp đấu tranh với Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp.

b)   Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945

-  Diễn biến thắng lợi:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã trải qua ba cao trào cách mạng:

Cao trào cách mạng 1930 - 1931 thất bại nhưng có ý nghĩa to lớn; nó được ví như cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945.

Cao trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam do Đảng lãnh đạo được đánh giá là “hiếm có ở một xứ thuộc địa”, ví như cuộc Tổng diễn tập lần thứ nai cho thắng lợi tháng Tám 1945.

Cao trào kháng Nhật, cứu nước do Đảng phát động từ bản Chỉ thị "Nhật - Pháp bẳn nhau và hành động của chúng ta” (12 /3/1945).

Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang từ 13 đến 15/8/1945) nhận định: quân Nhật đang tan rã, mất tinh thần; chỉ huy Nhật ở Đông Dương hoang mang cực độ, bọn Việt gian thân Nhật hoàng sợ; toàn dân đang chuẩn bị khởi nghĩa; thời cơ khởi nghĩa đã đến. Hội nghị phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi đồng minh vào Đông Dương.

Hội nghị thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc với phương châm phối họp chặt chẽ chính trị và quân sự, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chiếm ngay những nơi chắc thắng; thành lập chính quyền cách mạng trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Chính sách đối nội của Đảng là thi hành 10 chính sách của Việt Minh, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân Pháp.

Ngày 16, 17/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh; thành lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 14/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Bắc Cạn, Thái Nguyên. Ngày 19/8, khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi; 23/8, thắng lợi ở Huế; 25/8, thắng lợi ở Sài Gòn... Ngày 30/8, vua Bào Đại thoái vị 14 giờ ngày 2/9/1945, tại Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Tuyên ngôn độc lập khẳng định chân lý về quyền sống và quyền tự do của dân tộc Việt Nam; tố cáo tội các của thực dân Pháp và khẳng định nhân dân Việt Nam giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Chính phủ của nước Việt Nam tuyên bố thoát ly với Pháp, xoá bỏ tất cả những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam.

Các nước trên thế giới vì lẽ phải cần công nhận nền độc lập của Việt Nam. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

- Nguyên nhân thắng lợi:

Cách mạng tháng Tám thắng lợi nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc và ít đổ máu là kết quả cúa các nhân tố khách quan và chủ quan, trong đó sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu.

Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chi Minh với bản lĩnh chính trị vững vàng, có đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo. Chỉ với hơn 5 nghìn đảng viên, Đảng đã lãnh đạo đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng; chớp thời cơ ""ngàn năm có một” phát động toàn dân nổi dậy giành thắng lợi.

Cách mạng Tháng Tám thành công là kết quà tổng hợp của 15 năm chuẩn bị chu đáo về lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng.

Về khách quan, phát xít Nhật bị quân đồng minh đánh bại. Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang cực điểm. Chính quyền tay sai do Nhật dựng ra nhanh chóng tan rã

-  Ý nghĩa thẳng lợi:

Cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc

Nhân dân Việt Nam đã đập tan ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và 5 năm thống trị của phát xít Nhật; lật nhào chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Thắng lợi này đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của dân tộc, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội; nhân dân Việt Nam ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, Đảng ta từ hoạt động bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền.

Đây là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nó chứng tỏ trong thời đại ngày nay, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa do toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có đường lối đúng đắn thì hoàn toàn có khả năng thắng lợi.

Cách mạng Tháng Tám đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời kỳ suy yếu của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, Campuchia, góp phần cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.

-  Bài học của cách mạng tháng Tám 1945:

Một là, xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Hai là, đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công nông làm nền tảng trong mặt trận dân tộc thống nhất.

 

Ba là, có phương pháp cách mạng đúng đắn: kiên quyết sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với vũ trang; cô lập kẻ thù; chớp thời cơ, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

Bổn là, xây dựng Đảng vững mạnh đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

 

0