11/05/2018, 15:03

Đường lối cách mạng Việt Nam trước năm 1975

Thứ nhất: Đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động quan trọng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định từ rất sớm. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (Xuất bản năm 1927), Nguyễn Ái Quốc xác định “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong ...

Thứ nhất: Đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động quan trọng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định từ rất sớm.

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (Xuất bản năm 1927), Nguyễn Ái Quốc xác định “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Ngay từ ngày mới thành lâp Đảng ta đã coi “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên hệ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp”.

Tiếp đến Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 bổ sung “Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương”.

Thứ hai: Từ đó đường lối đối ngoại của Đảng không ngừng được tiếp tục được bổ sung và phát triển.

Từ khi được thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đối ngoại là một mặt trận quan trọng, góp phần bảo đảm sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đến năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, lịch sử hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn 45 năm trường kỳ, gian khổ, nhiều hy sinh mất mát nhưng cũng đầy oanh liệt, oai hùng.

Là sản phẩm sáng tạo của tư duy lý luận của Đảng kết hợp vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể cách mạng Việt Nam, quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm đối ngoại, nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện qua các giai đoạn tương ứng:

1. Giai đoạn đấu tranh giành chính quyền:
Trước tình hình biến đổi phức tạp và nhanh chóng của thế giới ở giai đoạn cuối chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đảng ta nhận định thời cơ làm cách mạng, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi. Cuối tháng giêng năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ trì hội nghị lần thứ 8 Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng (từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941). Hội nghị phân tích, đánh giá tình hình thế giới và tác động tương quan lực lượng ở Đông Dương; đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cho cách mạng Việt Nam trong đó có chủ trương thành lập mặt trận Việt minh, dự kiến thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Về công tác đối ngoại (ngoại giao), chính phủ đó sẽ: 1) Hủy bỏ tất cả mọi hiệp ước mà Pháp đã ký với bất kỳ nước nào; 2) Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hòa bình; 3) Kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của nước Việt Nam; 4) Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới. (Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB CTQG 2001, tr38) Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam phải đứng về phe đồng minh, giao thiệp với quân đội Trung Quốc và với cả Anh, Mỹ để lợi dụng họ mà giải phóng Đông Dương chứ không phải giúp họ quay lại chiếm đóng Đông Dương.

2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:
Mùa thu năm 1945, tranh thủ những điều kỉện thuận lợi trong nước và quốc tế, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị và chấp thời cơ tổng khởi nghiã, làm cách mạng, giành chính quyền về tay nhân dân và tuyên bố độc lập. Tuy vậy, khi Chính quyền non trẻ vừa mới ra đời đã phải đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Việt Nam bị các chi phối bởi sự tranh giành quyền lực giữa cường quốc. Các nước đồng minh (trực tiếp là quân Anh và quân Tưởng) lợi dụng danh nghĩa thay mặt quân đồng minh giải giáp vũ khí quân Nhật ở Đông Dương âm mưu tái chiếm Việt Nam hoặc ít nhất cũng dùng Đông Dương để mặc cả đòi phân chia quyền lợi lẫn nhau gây nhiều bất lợi cho cách mạng Việt Nam.

Trước tình hình khó khăn đó nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại là: “Kiên trì chủ trương ngoại giao với tất cả các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ”. Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực” (Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương về kháng chiến kiến quốc, ngày 25/11/1945).

Nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động đối ngoại giai đoạn này là: Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm phân hóa kẻ thù, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đồng minh.

Tích cực đấu tranh ngoại giao hợp pháp và công khai trên tinh thần Hiến chương Đại Tây Dương (tháng 8 năm 1941), Hiến chương Liên hợp quốc (tháng 6 năm 1945), Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1976), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791) nhằm khẳng định chính quyền Việt Nam và quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Mở rộng hoạt động ngoại giao, ký kết hiệp định hợp tác hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Đức…để thu hút sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của họ phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Đấu tranh ngoại giao để các nước công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính phủ duy nhất, hợp pháp của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Tranh thủ liên hiệp với phong trào cách mạng thế giới nhằm tập hợp lực lượng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như các nước Đông Dương.

Hợp tác chặt chẽ với Đảng và nhân dân các nước Lào, Campuchia nhằm tăng thêm sức mạnh cùng chống lại kẻ thù chung.

[Ngày 14/08/1941, tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và thủ tướng Anh Winston Churchill đã ký văn kiện nêu ra các nguyên tắc hợp tác quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Văn kiện này về sau có tên gọi là Hiến chương Đại Tây dương.]

Đường lối đối ngoại giai đoạn này đã góp phần củng cố chính quyền, tăng cường sức mạnh cho cách mạng để làm nên chiến thắng Điện biên phủ, chấm dứt chiến tranh của thực dân Pháp ở miền Bắc.

3. Giai đoạn từ 1954 đến 1975:
Sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ thay chân Pháp xâm chiếm miền Nam Việt Nam, đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới cùng thực hiện song song hai chiến lược cách mạng: đấu tranh giải phóng miện Nam, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Đường lối đối ngoại cơ bản của Đảng ta lúc này là:

Với phương châm nêu cao tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tố cáo những âm mưu đen tối của kẻ thù, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới kể cả nhân dân Mỹ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với tinh thần chủ động, linh hoạt nhưng kiên quyết, cứng rắn với kẻ thù;

phát huy quan hệ sẵn có, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện, hữu nghị, tương trợ với các nước trọng hệ thống Xã hội chủ nghĩa đặc biệt là với Liên Xô, Trung Quốc; thắt chặt quan hệ hợp tác và đẩy mạnh giúp đỡ cuộc khánh chiến của nhân dân Lào và Campuchia; tranh thủ quan hệ và sự ủng hộ của các nước trung lập, của các phong trào không liên kết và yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh bại các cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đi đến toàn thắng, giải phong miền Nam, thống nhất nước nhà.

4. Sau 45 năm đấu tranh và xây dựng, nhờ có đường lối đối ngoại đúng đắn và hoạt động ngoại giao hiệu quả, chúng ta đã:
+ Tranh thủ được sự gúp đỡ to lớn về nhiều mặt (cả vật chất và tinh thần) của nhân dân thế giới, trong đó trước hết phải kể đến là sự giúp đỡ của Đảng và nhân dân các nước xã hội chủ nghia. Sự giúp đỡ này là điều kiện cực kỳ quan trọng góp phần không chỉ làm nên chiến thắng của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ mà còn giúp chúng ta xây dựng được những cơ sở ban đầu cho Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước phụ thuộc để cùng đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Tăng cường tình đoàn kết anh em với nhân dân Lào và Campuchia đã làm tăng sức mạnh của mỗi dân tộc cũng như sức mạnh tổng hợp của cả ba dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược.

0