24/02/2018, 19:48

Đường lối cách mạng Việt Nam ( 1945 – 1975)

a) Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Hoàn cảnh lịch sử: Từ tháng 9/1945, chính quyền cách mạng được thiết lập trên cả nước nhưng ở tình thế hiểm nghèo trước giặc đói, giặc dốt và nguy ...

a)   Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Hoàn cảnh lịch sử:

Từ tháng 9/1945, chính quyền cách mạng được thiết lập trên cả nước nhưng ở tình thế hiểm nghèo trước giặc đói, giặc dốt và nguy hiểm nhất là giặc ngoại xâm. Với chủ trương kiên quyết, khéo léo, mềm dẻo, Đảng đã đưa đất nước vượt qua thử thách hiểm nghèo, củng cố thành quả cách mạng tháng Tám.

Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký Hiệp định sơ bộ và ngày 14/9/1946 ký Tạm ước đồng ý để quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng rút về nước để tránh chiến tranh có thể xảy ra.

Nhưng thực dân Pháp đã trắng trợn vi phạm, từ tháng 11/1946, quân Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội và ngày 18/12/1946 ra tối hậu thư đòi tước vũ khí tự vệ ở thủ đô.

Trước tình hình đó, chiều ngày 18/12/1946, Thường vụ Trung ương Đảng do Hồ Chủ tịch chủ trì họp tại Vạn Phúc (Hà Nội) phân tích khả năng hoà hoãn không còn nữa và phát động kháng chiến toàn quốc.

– Các văn kiện hình thành:

Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc" (25/11/1945), "Toàn dân kháng chiến" (22/12/1946); "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", tác phẩm 'Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947) hợp thành đường lối kháng chiến của Đảng.

Số quân này đóng ở những nơi quy định và rút khỏi Việt Nam trong 5 năm. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là quốc gia tự do có chính phủ và tài chính riêng trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.

–   Nội dung cơ bản đường lối kháng chiến:

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là chính nghĩa, có tính chất dân tộc và dân chủ. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính giành độc lập, tự do, thống nhất, thực hành dân chủ nhân dân.

Kháng chiến toàn dân là dựa vào sức mạnh của nhân dân, tổ chức toàn dân kháng chiến. Cả nước là một mặt trận, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ.

Kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đánh bại chiến tranh tổng lực của địch ta phải xây dựng lực lượng và chống địch trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao.

về chính trị, thực hiện đoàn kết toàn dân, củng cố khối liên minh công, nông và trí thức, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể cứu quốc; xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hoà và bộ máy kháng chiến từ trung ương đến địa phương; đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở cả thành thị và nông thôn.

về quân sự, chăm lo vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân. Quán triệt tư tưởng tiến công, phương châm đánh lâu dài, đánh địch bằng chiến tranh du kích kết hợp chính quy, bằng quân sự, chính trị và binh vận, toàn dân đánh giặc.

về kinh tế, vừa tiến hành kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa phá kinh tế địch, vừa xây dựng kinh tế ta, kết hợp giảm tô tức, cải cách ruộng đất, xây dựng nền kinh tế thời chiến.

về văn hoá, kết hợp chổng lại văn hoá nô dịch của địch, xây dựng nền văn hoá mới của nhân dân với ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng.

về ngoại giao, đấu tranh mở rộng quan hệ quốc tế làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhưng không được ỷ lại.

Kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính, tranh thủ thời gian chuyển hoá lực lượng của ta từ yếu thành mạnh. Cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp xâm lược lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.

–  Quá trình thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng:

Quân dân Hà Nội anh dũng chiến đấu kìm chân quân Pháp trong 60 ngày đêm, tạo điều kiện để Chính phủ và nhân dân rút về Việt Bắc.

Thu đông năm 1947, quân dân ta giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950. Từ đó mở ra quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (từ đây gọi tắt là Đại hội II), tháng 2 năm 1951, tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang đã hoàn thiện đường lối kháng chiến và bầu ông Trường Chinh là Tổng Bí thư Đảng..

Đảng chủ trương giảm tô 25%, bước đầu thực hiện cải cách ruộng đất.

Lực lượng vũ trang liên tiếp mở các chiến dịch quân sự lớn, giải phóng nhiều vùng trên cả nước.

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch mở màn ngày 13/3/1954, đến ngày 7/5/1954 thắng lợi hoàn toàn. Bộ đội ta bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm

–  Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Ngày 8/5/1954, hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương khai mạc. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Pháp và các nước tham gia hội nghị ký kết hiệp định tôn trọng độc lập chủ quyền của nước Việt Nam. Hoà bình lập lại trên toàn cõi Đông Dương.

– Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử:

+ Nguyên nhân thắng lợi:

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Đảng đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Công tác tư tưởng, công tác tổ chức của Đảng đã động viên toàn dân vì “Tổ quốc trên hết”, quyết tâm đánh giặc. Đảng có phương pháp kháng chiến đúng đắn.

Toàn dân đoàn kết trong mặt trận Liên Việt; chính quyền dân chủ nhân dân là công cụ sắc bén để tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.

Lực lượng vũ trang anh hùng do Đảng lãnh đạo, có nghệ thuật quân sự tài giỏi, ý chí cách mạng kiên cường. Những tấm gương hy sinh anh dũng của Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện… và nhiều cán bộ, chiến sĩ khác đã tô thắm truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và nhân dân thế giới, cả nhân dân Pháp.

+ Ý nghĩa lịch sử:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ buộc thực dân Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Chúng ta đã bảo vệ được thành quả cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền nhân dân được củng cố, lực lượng vũ trang nhân dân trưởng thành. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi kháng chiến của nhân dân Việt Nam góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ, là tấm gương cổ vũ các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Thắng lợi đó đã chứng minh chân lý "Một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn toàn có thể giành thắng lợi”.

+ Kinh nghiệm lịch sử:

Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn và không ngừng bổ sung, hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến..

Hai là, vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến.

Ba là, không ngừng mở rộng và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thê giới đối với kháng chiến.

Bốn là, đây mạnh công tác xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến.

b)  Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

–  Hoàn cảnh lịch sử:

Sau năm 1954, miền Bắc nước ta được giải phóng, quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ âm mưu chia cắt lâu dài biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới phòng tuyến chống chủ nghĩa cộng sản, căn cứ quân sự khống chế các nước trong vùng.

Thực hiện âm mưu đó, Mỹ lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, tăng cường khủng bố, đưa máy chém đi khắp miền Nam đàn áp dã man những người cách mạng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân là hoàn toàn chính nghĩa. Chiến tranh kéo dài 21 năm, nhân dân ta đã đánh bại chiến tranh đon phương (1954 – 1960), chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965), chiến tranh cục bộ (1965 – 1968); Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1975) của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nuớc.

–  Nội dung cơ bản đường lối kháng chiến của Đảng (1954 – 1965):

+ Các văn kiện hình thành đường lối:

Các Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (3/1955), đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959), khóa II đề ra đường lối khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

Đại hội III của Đảng (9/1960) quyết định xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Băc, đấu tranh cho hoà bình, thống nhất nước nhà và bầu ông Lê Duẩn là Tổng Bí thư Đảng.

 Các Hội nghị Trung ương khóa III của Đảng (1960 – 1975) cụ thể hóa đường lối của Đại hội III về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).

+ Đường lối chung của cách mạng Việt Nam:

Tăng cường đoàn kết toàn dân, đồng thời đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, xây dựng Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chù và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.

Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, nhung tiến hành đồng thời, có quan hệ mật thiết, thúc đẩy lẫn nhau nhàm giải quyết mâu thuẫn chung giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hoà bình thống nhất Tổ quốc.

+ Đường lối đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Đoàn kết toàn dân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.

Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến.

Trong 10 năm đầu (1954 – 1964), thực hiện đường lối đó, trong điều kiện hòa bình, miền Bắc nước ta đã thay đổi, tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.

+ Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:

Cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ tiến hành là cuộc chiến tranh phi nghĩa, thực hiện trong thế bị động, chứa đựng đầy mâu thuẫn vẽ chiến lược. Chiến tranh sẽ gay go, ác liệt nhưng nhân dân Việt Nam có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Mục tiêu chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ” trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.

Phương châm chỉ đạo chiến lược kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đẩy mạnh chiến tranh nhân dân chống Mỹ ở miền Nam, đồng thời chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Thực hiện kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính; cố gắng đến mức độ cao nhất, tập trung lực lượng ở cả hai miền, mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định ở chiến trường miền Nam.

Con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng, giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết và liên tục tiến công. Kiên trì kết họp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận, trong đó đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp, giữ vị trí ngày càng quan trọng. Mở rộng đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, hỗ trạ cho đấu tranh chính trị và quân sự của quân dân ta.

 Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc là kịp thời chuyển hướng xây dụng kinh tế trong điều kiện có chiến tranh phá hoại; xây dựng miền Bắc vững nạnh về kinh tế và quốc phòng; tiến hành chiến tranh nhân dân, kiên quyết đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện chiến trường.

Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Quyết tâm của quân dân cả nước là ‘Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ”, "Hễ còn một tên giặc Mỹ trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”

Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện tinh thần độc!ập tự chủ, sáng tạo, tinh thần cách mạng tiến công, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của Đảng. Đường lối đó cũng là ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân dân ta vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh của dân tộc, quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

+ Thắng lợi thực hiện đường lối:

Từ đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi bùng nổ toàn miền Nam, giải phóng nhiều vùng đất đai. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập. Cách mạng miền Nam chuyển mạnh từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công ngày càng mạnh mẽ.

Phong trào đấu tranh ở đô thị, sự nổi dậy phá vỡ hàng vạn ấp chiến lược của Mỹ – nguỵ cùng các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quàng Ngãi) và Đồng Xoài (Bình Phước)… đã làm phá sản “Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ – nguỵ.

Từ 1964 – 1968, quân dân miền Bắc tổ chức lại sản xuất, “tay cày tay súng”, “tay búa tay súng”, đánh trả máy bay Mỹ với tinh thần “nhằm thằng quân thù mà bắn“ đã bắn rơi 3.243 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến và chi viện chiến trường với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Quân dân miền Nam đẩy mạnh cao trào đánh Mỹ, diệt nguỵ, giành thắng lợi ở các trận Vạn Tường (8/1965), các chiến dịch mùa khô 1965 – 1966, mùa khô 1966 – 1967. Thắng lợi của cuộcTổng công kích mùa Xuân năm 1968 của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc, chấp nhận rút quân viễn chinh Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam và ngồi đàm phán với ta tại Hội nghị Paris (11/1968). Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phá sản hoàn toàn.

Quân dân miền Nam đẩy mạnh chống “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ – nguỵ (3/1971), mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đánh vào Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Từ 18 đến 30/12/1972, quân dân Hà Nội lập chiến công trận "'Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 “pháo đài bay” B52 của đế quốc Mỹ; buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” và Chỉ thị của Bộ Chính trị, từ cuối năm 1974, quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với ba đòn tiến công là chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 10/3 đến 30/4/1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

+ Nguyên nhân thắng lợi:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu. Đảng có đường lối chính trị, quân sự và phương pháp cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, tổng hợp.

Nhân dân cả nước ta chiến đấu gian khổ hy sinh vì có chính nghĩa. Thắng lợi đó là kết quả đấu tranh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc”.

Đó là kết quả của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc vừa xây dựng, vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa hoàn thành nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện tiền tuyến lớn đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Đó là kết quả của đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia; sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa; sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ.

+ Ý nghĩa lịch sử:

Nhân dân ta đã quét sạch bọn đế quốc xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hon một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; mở ra kỷ nguyên mới: cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, làm suy yếu, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam Á, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới.

Báo cáo chính trị tại Đại hội IV của Đảng (12/1976) khẳng định: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về  toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"1

+ Kinh nghiệm lịch sử:

Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.

Hai là, Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

Đảng CSVN, Văn kiện Đảng toàn lập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2004, T 37, tr. 471.

Ba là, sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội.

Bốn là, coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước.

0