Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân
Đề bài: C ảm nhận 6 câu thơ cuối bài C ảnh ngày xuân Bài làm C ảm nhận 6 câu thơ cuối bài C ảnh ngày xuân – Bài thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, sinh động với không khí náo nhiệt của những ngày lễ hội đầu năm. Nguyễn Du đã ...
Đề bài: Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân
Bài làm
Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân – Bài thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, sinh động với không khí náo nhiệt của những ngày lễ hội đầu năm. Nguyễn Du đã rất thành công khi tái dựng lại được không khí xuân tuyệt vời ấy. Đặc biệt trong sáu câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả không chỉ diễn tả được tâm trạng luyến tiếc, trầm buồn của chị em Thúy Kiều khi trở về mà còn tái hiện được một bức tranh mùa xuân trong ánh chiều tà với nhiều sự tiếc nuối:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Sáu câu thơ cuối đoạn trích miêu tả một bức tranh chiều xuân thật nên thơ, đượm buồn và cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà. Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng tiếc nuối, quyến luyến, thơ thẩn của chị em Thuý Kiều khi phải chia tay với hội xuân:
"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi bị bóng đêm khuất lấp hẳn. Hình ảnh chiều tà này đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi phải trở về nhà, kết thúc một buổi đi chơi xuân nhiều đem lại nhiều xúc cảm. Từ “thơ thẩn” được dùng rất đắt, gợi tả tâm trạng tiếc nuối vô ngần
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Bóng tịch dương đã chênh chếch xế chiều, “Tà tà bóng ngả về đây”, dòng nước uốn quanh. Nhưng đây không chỉ là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm trong một cảm giác bâng khuâng khó tả. Cuộc du ngoạn xuân cảnh đã tàn, lễ hội mùa xuân nhiều màu sắc, náo nhiệt đã chấm dứt, tâm hồn con người như cũng chuyển điệu cùng cảnh vật, bước chân người thơ thẩn. Cảnh như nhạt dần, lặng dần, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, không gian mang dáng dấp nhỏ nhoi, bé hẹp, phảng phất buồn. Cac câu thơ sử dụng nhiều từ láy như “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” không chỉ biểu đạt sức thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người, đặc biệt hai chữ “nao nao” thoáng gợi nên một nét buồn khó hiểu. Mùa xuân với tiết trời, cảnh vật và con người đều giàu sức sống. Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, nảy nở, của sự tưng bừng, phấn khởi và những niềm vui của sự đoàn tụ, sum vầy. Tuy nhiên, cuộc chơi nào rồi cũng phải đến điểm kết thúc. Mùa xuân đối với Kiều cũng vậy, chỉ xót xa cho nàng không ngờ rằng đây lại là mùa xuân cuối cùng được sống trong niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn, đong đầy nhất.
Cảm giá bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở một vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ tha thiết với cuộc sống tươi đẹp, giàu sắc xuân nhưng lại nhạy cảm và sâu sắc. Nỗi buồn của Kiều đã thấm vào cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người. Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ nỗi sầu muộn. Có thể mơ hồ cảm nhận được những dự cảm về tương lai của Kiều:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Đoạn thơ rất hay bởi đã sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp. Đúng với tư tưởng của Nguyễn Du: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" rất độc đáo, giàu sắc gợi hình gợi cảm. Sáu câu thơ được Nguyễn Du sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, qua đó gợi lên tâm trạng tiếc nuối, quyến luyến, thơ thẩn của chị em Thuý Kiều khi phải chia tay với hội xuân. Những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhưng gợi buồn với những cảm tác về con người vô cùng sâu sắc.
Minh