Đươm Tơ Rít

Dạo ấy, trên những vùng nương rẫy của người Catu khai phá, có một con diều hâu thành tinh tên gọi Cơ Lang Bơ Tư thường rình mò bắt hiếp đàn bà con gái. Dân làng rất sợ con chim yêu quái ấy, nên hễ mặt trời tắt là họ đóng cửa cài then đề phòng chim ác bay đến. Xóm làng vì vậy mà trở nên buồn tẻ, ...

Dạo ấy, trên những vùng nương rẫy của người Catu khai phá, có một con diều hâu thành tinh tên gọi Cơ Lang Bơ Tư thường rình mò bắt hiếp đàn bà con gái. Dân làng rất sợ con chim yêu quái ấy, nên hễ mặt trời tắt là họ đóng cửa cài then đề phòng chim ác bay đến. Xóm làng vì vậy mà trở nên buồn tẻ, vắng hẳn tiếng hát, tiếng cười.

Năm ấy, khi lúa ngoài rẫy đã trổ bông, hai vợ chồng A Dư và người em là A Tang lo không có người canh rẫy thì hươu, nai, heo, khỉ sẽ đến phá hết. A Dư đành để con gái là Cơ Len Trung ở nhà cho A Tang trông nom, rồi hai vợ chồng lên núi canh rẫy. Khi họ ra đi, A Tang dặn:

– Có ngủ thì ngủ khe sâu, đừng ngủ núi cao mà Cơ Lang Bơ Tư bắt mất chị.

Vốn cậy sức khỏe của mình, lại cho vợ mình già rồi chim ác chẳng bắt làm gì, A Dư bỏ ngoài tai lời khuyên của em.

Đêm ấy, hai vợ chồng A Dư ngủ trên chòi cao giữa rẫy. A Dư nằm xuống là ngủ ngay, còn vợ ông, bà Bơ Dung Cơ Len, lo sợ nên không tài nào nhắm mắt được. Nửa đêm Bơ Dung Cơn Len nghe tiếng gió rít trên nóc chòi, vội đánh thức chồng dậy. Nhưng A Dư nói:

– Không sợ, nó có dụ, tôi cũng có dụ (Dụ: một loại vũ khí giống như cái lao), anh em nó có ná, tôi cũng có ná.

Nói rồi, ông lại ngủ.

Thấy A Dư không đề phòng lại đang ngủ say, Cơ Lang Bơ Tư liền sà ngay xuống chòi, dùng chân cop bà Bơ Dung Cơ Len và đặt Bơ Dít Đóc là vợ nó bên cạnh A Dư, rồi tung cánh bay vào đêm tối mịt mùng.

Khi A Dư tỉnh dậy, trời đã sáng. Ông kéo miếng vỏ sui làm chăn ra để đánh thức vợ dậy, nhưng chỉ thấy một mụ đàn bà người đen, mặt xanh nằm đó. Biết ngay là Cơ Lang Bơ Tư đã đánh tráo mất vợ mình rồi. Bừng bừng tức giận, A Dư rút dụ phóng một mũi vào ngực con yêu tinh. Giết xong con yêu, A Dư ba chân bốn cẳng chạy một mạch về làng. Con gái là Cơ Len Trung chạy ra hỏi:

– Mẹ con đâu?

– Cơ Lang Bơ Tư bắt mất rồi!

Nghe vậy, Cơ Len Trung thương mẹ khóc rống lên. A Tang trách anh:

– Tại anh không nghe em nói nên mới xảy ra cơ sự này. Bây giờ, anh ở nhà với cháu để em đi tìm chị cho.

A Tang ra đi đem theo một ống sáo. Đến mỏm núi cao thứ nhất, A Tang rút sáo ra thổi:

Vợ anh tôi ở núi nào?
Chị dâu tôi ở núi nào?

Không có tiếng chị dâu trả lời mà chỉ có tiếng cây rừng đáp lại. A Tang lại đi. Đến ngọn núi thứ hai, thứ ba… vẫn chỉ có tiếng cây rừng đáp lại.

A Tang đi mãi, thổi mãi, sức đã kiệt mà vẫn không thấy tăm hơi chị dâu đâu. Nhưng vẫn không nản lòng, chàng lê từng bước trong rừng quyết tìm cho được chị dâu.

Đến ngày thứ mười, A Tang thấy trên đỉnh một ngọn núi cao có một cây cổ thụ cao tít tắp. Thoáng thấy bóng người trên ngọn cây, A Tang cố sức dồn hơi thổi sáo thăm dò:

Có phải chị dâu
Thì quăng cườm xuống!

Từ trên ngọn cây, nghe tiếng sáo em chồng, Bơ Dung Cơ Len vội quăng chuỗi cườm bằng ốc xuống.

A Tang nhặt chuỗi cườm bỏ vào túi, đánh dấu phương hướng cẩn thận rồi quay về làng tìm cách cứu chị.

Nghe tin A Tang đã về, người làng kéo đến rất đông hỏi thăm. Khi biết rõ Bơ Dung Cơ Len còn sống, họ bàn cách cứu bà.

Một ông già nói:

– Tất cả đàn ông mang dao phóng dụ giết chết Cơ Lang Bơ Tư để cứu Bơ Dung Cơ Len!

A Tang bảo:

– Cây cao lắm không thể phóng tới đâu.

Ông già khác bàn:

– Vậy ta bắc thang?

A Tang bảo:

– Trăm thang cũng không bắc tới.

Bàn lui, bàn tới mãi, vẫn không ai tìm được cách gì để cứu Bơ Dung Cơ Len cả.

A Dư buồn bã nói với dân làng:

– Ai cứu được Bơ Dung Cơ Len, nếu là con trai chưa vợ thì dù là con mồ côi ta cũng gả Cơ Len Trung cho. Nếu là ông già thì cho Cơ Len Trung làm dâu, nếu đã có vợ có con thì cho làm em gái út.

Trong làng có mồ côi cha mẹ, bị mọi người khinh rẻ, hôm ấy cũng đến nhà A Dư nghe dân làng bàn. Anh có ý định đi cứu Bơ Dung Cơ Len nhưng không dám nói vì sợ dân làng. Khi nghe A Dư nói như vậy, liền đứng dậy nói:

– Tôi có cách cứu được Bơ Dung Cơ Len.

Trai làng có kẻ ghét anh bèn dèm pha:

– Không cho mày đi cứu, mày là đứa mồ côi, là thằng hèn hạ!

Một ông già nhất làng nghe vậy liền bảo:

– Việc đi cứu Bơ Dung Cơ Len là việc cần, ta không nên phân biệt người này kẻ kia. Nếu có cách gì cứu được Bơ Dung Cơ Len thì cứ nói cho dân làng nghe.

– Tôi sẽ đóng đinh vào cây và mặc quần áo giống như diều hâu để đánh lừa nó.

Mấy ông già khác cũng tấm tắc khen:

– Kế của Đơm Tơ Rít hay lắm!

Hôm sau, A Tang dẫn dân làng lên núi cứu Bơ Dung Cơ Len. Họ vót đinh gỗ đóng làm bậc thang để trèo, nhưng đinh gỗ đóng không chắc, nên trèo lên lại tụt xuống. Trai làng cũng thi nhau đóng đinh để trèo nhưng không một ai trèo được quá mười bậc.

Ngày thứ nhất trôi qua, không ai cứu được người bị nạn. Rạng ngày thứ hai, các ông già bảo:

– Hôm nay để trèo!

có sức khỏe phi thường. Anh chỉ mang theo một ống sáo, một cào sắt và ba chiếc đinh to làm bằng gốc tre đực để đi cứu Bơ Dung Cơ Len. Đến cây to, một tay anh giữa đinh, một tay anh làm vồ đóng. Cứ leo lên bậc trên, anh lại nhổ đinh ở bậc dưới đóng tiếp. Cứ thế đến trưa đã leo lên đến nửa thân cây.

Lúc ấy ở trên ngọn cây, Cơ Lang Bơ Tư vẫn còn ngủ, Bơ Dung Cơ Len thì ngồi bắt rận cho nó. Nghe tiếng đinh đóng “cốc, cốc”, Cơ Lang Bơ Tư mở mắt hỏi:

– Tiếng gì lốc cốc thế?

– Chim gõ kiến mổ kiến đấy.

Cứ thế, đến chiều, đã lên đến ngọn cây. Tơ Rít thấy một tổ chim to bằng gian nhà khuất trong đám lá rậm. Từ trong tổ chim, mùi thịt thối xông ra nồng nặc, Cơ Lang Bơ Tư tỉnh dậy vừa lúc đang bám vào một chạc cây leo vào tổ, hắn trừng mắt hỏi:

– Gươm sắc, giáo dài chừng nào mà mày dám lên đây?

– Tôi lên thăm chị và anh đấy.

Cơ Lang Bơ Tư quay lại hỏi Bơ Dung Cơ Len người mới đến là ai, bà trả lời:

– Em ruột tôi đấy.

Cơ Lang Bơ Tư vội nhỏm dậy:

– Thế à, cậu em vào đây tôi xem mặt nào!

vội vàng khoác chiếc áo lá vào người, ngậm sáo vào miệng làm mỏ, đeo chùm rễ si dưới cổ làm râu, tay phải cầm chiếc cào sắt nhọn làm móng rồi đi vào.

Thấy hình dáng giống chim, Cơ Lang Bơ Tư hỏi:

– Cậu em cũng cùng họ nhà chim à?

– Mẹ tôi là người, cha tôi là chim, đẻ ra tôi nửa người, nửa chim.

– Cậu thích làm người hay làm chim?

– Thích làm chim, nhưng mỏ yếu, móng cùn, con mắt không tinh, lông cánh không dài, làm sao kiếm ăn được?

Cơ Lang Bơ Tư bảo:

– Lại gần đây tôi xem nào!

Trống ngực Tơ Rít đập thình thịch, anh bước lại gần, Cơ Lang Bơ Tư sờ mỏ, sờ râu, xoa chiếc áo lá rồi lắc đầu:

– Mỏ yếu, râu mềm, lông cánh non quá. Đưa anh xem đôi móng nào!

chìa bàn tay trái ra. Cơ Lang Bơ Tư vừa đụng vào bàn tay trái thì Tơ Rít dùng hết sức bổ chiếc cào sắt cầm bên tay phải vào đầu hắn. Cơ Lang Bơ Tư chỉ kêu lên được một tiếng rồi lăn ra chết. Bà Bơ Dung Cơ Len mừng quá cảm ơn Tơ Rít và hứa gả con gái cho chàng.

Tơ Rít lấy dây làm thang dòng bà Bơ Dung Cơ Len xuống đất. Dân làng mừng rỡ reo hò vang cả núi rừng. Ngay đêm ấy, họ kéo về làng, A Dư mổ trâu, mổ heo ăn mừng. Giữ lời hứa, ông gả con gái là Cơ Len Trung cho .

Cơ Len Trung vốn là một cô gái đẹp nhất vùng. Trai làng ai cũng thích cô, nhất là bọn con trai nhà giàu. Đã nhiều đứa đến hỏi đều bị cô từ chối. Nay nghe nói cô lấy , chúng tức giận lắm. Trong vùng có mụ Cơ Rúa là hay gây sự, liền bày kế cho bọn họ giết chết để cướp Cơ Len Trung.

Một hôm, bọn chúng rủ đi lấy mật ong. Tơ Rít theo chúng vào tận trong rừng sâu, nơi có nhiều mật ong nhưng cũng có rất nhiều gấu. Người và gấu thường hay gặp nhau ở đây. Khi đến tổ ong mật trên vách đá, bọn chúng bắc thang bảo :

– Anh giỏi leo cây, anh trèo lên lấy mật để chúng tôi giữ thang cho.

Tơ Rít trèo lên. Khi anh đang chui vào hốc đá lấy mật ong, bọn chúng ở dưới rút thang đi. Lấy được nhiều mật ong rồi, Tơ Rít quay ra, thấy mất thang, anh gọi chúng bắc hộ, chúng nói:

– Mày giỏi thì leo đinh mà xuống.

Vừa lúc ấy có một con gấu to bằng con bò xuất hiện, quát:

– Sao mày dám lên đây ăn mật ong của tao?

Tơ Rít chỉ xuống chân núi và nói:

– Bác xem kìa, không có tôi chắn ở đây thì bọn người kia đã lên lấy hết mật của bác rồi. Sao bác không cám ơn tôi mà lại trách tôi?

Nghe Tơ Rít nói có lý, gấu cõng chàng xuống núi đá và đưa về tận đầu làng. Tưởng đã chết, bọn con trai nhà giàu định về báo với Cơ Len Trung, nhưng khi bước vào nhà đã thấy ngồi ăn mật ong với vợ. Bọn chúng sượng mặt quá bỏ về ngay.

Hôm sau nữa, chúng lại rủ đi săn. Đến một hang cọp, chúng bảo Tơ Rít chui vào bắt. Đợi cho Tơ Rít bước vào hang, bọn chúng ở ngoài lấy đá lấp kín cửa lại. Mất lối về, anh đi sâu vào hang tìm đường khác, thì gặp hai con cọp con đang ngủ. Sợ quá, Tơ Rít chạy ra cửa hang lại gặp cọp mẹ về.

– Mày vào bắt con tao hả?

– Không phải đâu, có bọn người định vào bắt cọp con, may có tôi bịt cửa hang họ mới không vào được. Bà thử ra cửa hang xem tôi nói có đúng không?

Ra thấy cửa hang đã bịt kín, tin lời Tơ Rít nói là thật, cọp mẹ cám ơn Tơ Rít và phá cửa hang cho chàng về.

Lần thứ ba bọn chúng lại rủ Tơ Rít ra vực đánh cá. Chúng lừa Tơ Rít vào hang cá sấu rồi lấy ván bịt cửa hang lại. Cá sấu mẹ bơi ra chực nuốt Tơ Rít. Thoáng thấy phía sau có mấy con cá sấu con, Tơ Rít liền nói:

– Tôi vào đây đóng hộ cửa hang cho bác để bọn người đánh cá khỏi bắt mất con bác, thế mà bác lại định nuốt tôi.

Cá sấu mẹ nhìn ra thấy cửa hang đã bị bịt kín, qua khe hở lại thấy những người đánh cá vẫn còn lội phía ngoài. Tin là Tơ Rít đã thực tâm cứu con mình, cá sấu nói:

– Cháu rất tốt, cháu muốn ta đền ơn cái gì nào?

– Tôi muốn xin bà bắt cá ở vực này được không?

Cá sấu đồng ý và dặn mỗi khi ra bắt, đeo một vòng mây ở cổ chân làm hiệu, để cá khỏi nuốt nhầm. Sau đó cá sấu phá cửa hang cho Tơ Rít về.

Ba lần lừa giết , ba lần Tơ Rít đều trở về bình yên vô sự, bọn con trai nhà giàu rất sợ. Chúng tìm đến mụ Cơ Rúa hỏi duyên cớ. Mụ nói:

– Chắc nó là dòng dõi loài vật nên loài vật không làm hại nó. Để tôi đi dò xem nó sợ cái gì nhất!

Khi mụ Cơ Rúa hỏi Tơ Rít sợ gì nhất thì anh trả lời là anh sợ ném lao. Nếu có ai thách phóng lao thì anh sẽ chết. Nói xong, anh dặn mụ đừng hở điều bí mật ấy cho ai biết.

Vừa về đến nhà, mụ Cơ Rúa liền gọi bọn con trai nhà giàu đến mách ngay. Bọn này quyết định thách Tơ Rít phóng lao để giết chết anh. nhận lời thách. Nhưng anh bảo không phóng lao trên cạn mà phóng lao dưới nước. Để khỏi lộn xộn, anh sẽ đứng bên kia bờ vực, còn bọn họ sẽ đứng bên này. Nghe vậy, bọn chúng ưng thuận ngay.

Sáng sớm hôm sau, bọn chúng dàn thành hàng dài ở bên này bờ vực, mỗi người nắm chắc một ngọn lao. Tơ Rít đứng một mình ở bên bờ và thách chúng phóng trước.

Người thứ nhất phóng không đến chỗ Tơ Rít đứng. Người thứ hai phóng, lao rơi xuống giữa vực. Chúng hò nhau lội xuống vực phóng lao tới tấp như mưa sang bờ bên kia. Tơ Rít giơ tay bắt tất cả các lao phóng tới. Khi đứa cuối cùng phóng xong, Tơ Rít lội xuống vực và bắt đầu phóng lại.

Cũng vừa lúc đó, nước động đến hang cá sấu. Cá sấu mẹ bơi lên thấy chân đám người đứng dưới vực không có vòng mây liền lao tới nuốt. Bọn chúng kẻ trúng lao, kẻ bị cá sấu nuốt chết rất nhiều.

Bọn trai nhà giàu thua to. Những đứa sống sót trốn biệt vào rừng. Tơ Rít về làng cho gọi gia đình những đứa bị chết lại và hỏi:

– Các người muốn sống hay muốn chết?

– Muốn sống

Tơ Rít nói:

– Ai muốn sống thì về làm ăn yên ổn, từ rày không được khinh rẻ kẻ mồ côi nữa.

Bọn chúng vâng dạ, hứa sẽ không gây sự nữa.

Tơ Rít được dân bản tôn làm chủ làng. Chàng cùng với vợ là Cơ Len Trung xinh đẹp sống một cuộc đời hạnh phúc.

(Truyện cổ người Catu)

0