Đừng bỏ qua đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Lý cực hay dưới đây – có đáp án
Đừng bỏ qua đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Lý cực hay dưới đây – có đáp án Xem ngay Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý cực hay dưới đây. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng,mặc dù có đun tiếp thì vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng này có đặc điểm gì? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ...
Đừng bỏ qua đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Lý cực hay dưới đây – có đáp án
Xem ngay Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý cực hay dưới đây. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng,mặc dù có đun tiếp thì vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng này có đặc điểm gì?
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN VẬT LÍ – LỚP 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
A. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm )
Câu 1. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B.Đốt một ngọn đèn dầu.
C.Đốt một ngọn nến.
D.Đúc một cái chuông đồng.
Câu 2. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để
A. Để cho việc đi lại chăm sóc cây.
B.Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C.Giảm bớt sự thoát hơi nước ở lá, làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D.Đỡ tốn diện tích đất trồng.
Câu 3: Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A. Mặt thoáng lọ càng lớn.
B.Lọ càng lớn.
C.Lọ càng nhỏ.
D.Mặt thoáng lọ càng nhỏ.
Câu 4. Trường hợp nào dưới đây liên quan đến sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B.Ngọn đèn dầu đang cháy.
C.Ngọn nến đang cháy.
D.Cục nước đá để ngoài nắng.
Câu 5. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B.Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
C.Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
D.Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.
Câu 6. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:
A. Chất lỏng biến thành chất rắn.
B.Chất lỏng biến thành chất khí.
C. Chất khí biến thành chất lỏng.
D.Chất rắn biến thành chất khí.
Câu 7. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi
A. Nước trong cốc càng nóng.
B.Nước trong cốc càng ít.
C.Nước trong cốc càng nhiều.
D.Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 8. Khi thu hoạch muối,thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch muối hơn?
A. Nắng nóng và có gió.
B.Có gió mạnh.
C.Mưa.
D.Nắng gắt.
B.Em hãy điền từ đúng câu sau: (2,0 điểm)
Sự chuyển từ thể…………sang thể ………..gọi là sự nóng chảy. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể ………………..sang thể …………………
Có……câu trả lời về nhiệt độ của sự đông đặc:
Nhiệt độ………………….->Nhiệt độ…………………………………..–>Nhiệt độ………………………
II. TỰ LUẬN(6,0 điểm)
Câu 1 : (3,0 điểm)
Bảng sau là bảng của nước đá thay đổi theo thời gian:
Thời gian (phút) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Nhiệt độ (0C) | -4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 4 | 6 |
a. Vẽ đường biểu diễn thay đổi theo thời gian (1,0 điểm)
b. Cho biết nhiệt độ và thể của nó từ : (2,0 điểm)
phút 0 -> phút 1; phút 1 -> phút 4;phút 5 -> phút 7
Câu 2 : Em hãy giải thích sự tạo thành giọt nước lá cây vào ban đêm (1,0 điểm)
Câu 3 : Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng,mặc dù có đun tiếp thì vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng này có đặc điểm gì? (1,0 điểm)
Câu 4 : Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì? (1,0 điểm)
__________ HẾT ______________
Đáp án HKII môn Vật lí 6
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
A. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | A | A | D | C | D | A |
B.Điền từ:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
1.
a. Hs tự vẽ.
b. -Nhiệt độ:
Từ phút 0 -> phút 1: tăng.
Từ phút 1-> phút 4: không thay đổi.
Từ phút 5 -> phút 7:tăng.
-Thể:
Từ phút 0 -> phút 1:rắn.
Từ phút 1 ->phút 4:rắn và lỏng.
Từphút 5 ->phút 7:lỏng.
2. Trả lời:
Do ban đêm nhiệt độ thấp,hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ đọng trên lá cây vào ban đêm.
3. Trả lời:
-Ở nhiệt độ sôi thì một chất lỏng,mặc dù có đun tiếp thì vẫn không tăng nhiệt độ.
-Sự bay hơi của chất lỏng này có đặc điểm là: chất lỏng vừa tạo ra các bọt khí,vừa bay hơi trên mặt thoáng.
4. Trả lời:
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.