Dự lớp/2
Phần lớn các giáo sư đại học không kiểm việc dự lớp vì họ tin rằng sinh viên là người lớn và chịu trách nhiệm cho học tập của mình. Nếu sinh viên bỏ lớp, không học, hay trượt, đó là vấn đề của họ. Một giáo sư nói với tôi: “Việc của tôi là dạy, không phải làm đếm số sinh viên trong lớp. Đại ...
Phần lớn các giáo sư đại học không kiểm việc dự lớp vì họ tin rằng sinh viên là người lớn và chịu trách nhiệm cho học tập của mình. Nếu sinh viên bỏ lớp, không học, hay trượt, đó là vấn đề của họ. Một giáo sư nói với tôi: “Việc của tôi là dạy, không phải làm đếm số sinh viên trong lớp. Đại học không phải là vườn trẻ.” Nhiều giáo sư đại học cũng tin rằng việc dự lớp có liên quan tới việc dạy mà chỉ là phận sự hành chính.
Tôi không đồng ý với cách nhìn đó vì tôi có tính cả việc dự lớp trong mọi lớp tôi dạy để chắc sinh viên có đó để học. Tôi đặt ra qui tắc chặt chẽ: “Thiếu hơn 4 buổi lên lớp có nghĩa là điểm của họ sẽ bị giảm đi một, và thiếu hơn sáu buổi lên lớp, sinh viên sẽ bị đuổi. Khi tôi còn học trung học, thầy cô giáo điểm danh và họ phải trả lời: “Có em” hay “Có mặt” nhưng tôi không thích cách tiếp cận đó vì nó không tạo ra tinh thần chung cho lớp để học.
Trong lớp của tôi, tôi yêu cầu sinh viên đọc tài liệu TRƯỚC KHI lên lớp. Thay vì kiểm việc dự lớp theo kiểu truyền thống, tôi đọc tên từng sinh viên với một câu hỏi ngắn liên quan tới một thuật ngữ hay khái niệm từ bài phân công cho đọc. Chẳng hạn, “Bob, định nghĩa về ‘Trí khôn nhân tạo’ là gì?” hay “Jane, giải thích khác biệt giữa Học máy và Học sâu?” Điều này là để đưa tài liệu mà tôi sẽ dạy vào ngày đó vào tâm trí của học sinh và kiểm xem liệu họ có đọc TRƯỚC khi lên lớp không. Bằng việc lắng nghe câu trả lời của họ, tôi có thể bình luận về đáp ứng của họ và hiểu họ học tốt thế nào rồi điều chỉnh bài giảng của tôi tương ứng. Vì sinh viên biết rằng tôi sẽ gọi tên mọi người với câu hỏi, phần lớn sẽ đọc cẩn thận và chuẩn bị thảo luận trong lớp của tôi.
Bằng kết hợp việc đọc tài liệu với việc dự lớp, điều đó tạo ra môi trường học tập mà sinh viên có thể bình luận về câu trả lời của người khác, điều dẫn tới việc thảo luận trên lớp sâu hơn. Chẳng hạn: “Bob đang nêu ra câu trả lời của bạn đó, Steve, em nghĩ gì?” Hay “Ai có câu trả lời khác Bob?” bằng việc khuyến khích sinh viên tham gia vào trong thảo luận sớm, bạn có thể đo được mức độ học tập của sinh viên so với việc để họ làm bài kiểm tra theo câu hỏi ngắn hay bài kiểm tra ngắn. Nếu sinh viên tích cực tham gia vào trong việc nghe và bình luận đáp ứng của bạn họ với câu hỏi, chúng ta có thể tạo ra môi trường học tập chủ động nơi sinh viên là người học chủ động và giáo sư là người hướng dẫn, người hỗ trợ họ học.
Tuy nhiên, để dùng kĩ thuật này, bạn phải bắt đầu sớm từ vài ngày đầu tiên của lớp để cho sinh viên biết đây là cách tiếp cận lớp học mà họ phải theo. Khi sinh viên không sẵn sàng, họ sẽ hỏi xin thời gian để nghĩ và đề nghị bạn gọi tên họ sau, khi họ có cái gì đó để nói. Đây là ‘chiến thuật trì hoãn’ vì họ hi vọng rằng bạn sẽ quên gọi lại họ khi họ không có lời đáp. Đừng phạm sai lầm này. Nếu bạn cho phép điều đó, họ có thể rút ra khỏi hoạt động của lớp và đặt ra tiền lệ cho những người khác theo. Tôi thường nói: “Nghĩ lâu hơn một chút là được, nhưng em phải trả lời vì người khác đang đợi đến lượt họ khi thầy gọi tên họ.” Điều đó sẽ buộc họ phải cho câu trả lời. Nếu nó không đúng, họ sẽ ngượng và sẽ không phạm cùng sai lầm lần nữa. Khi điều đó xảy ra, tôi thường nói: “Peter, em cần đọc cẩn thận. Câu trả lời cho câu hỏi đó ở trang bốn của tài liệu đọc. Có thể em bị phân tán bởi tin nhắn của bạn gái chăng?” Điều đó sẽ làm cho các sinh viên cười nhưng đôi khi thêm khôi hài vào sẽ giúp tránh ngượng ngùng nào đó. Trong mọi lớp, có vài sinh viên muốn nêu câu trả lời cho dù bạn không hỏi họ. Tôi không cho phép sinh viên đáp lại thay người khác, vì điều đó làm ngắt quãng. Tôi sẽ nói: “Jenifer, em đã nêu câu trả lời rồi, đây là câu hỏi cho Peter và bạn ấy phải trả lời nó.”
Thời gian trên lớp là ngắn và quí giá và chúng ta cần dùng mọi cơ hội cho sinh viên học. Bằng việc tích hợp dự lớp vào trong hoạt động học, chúng ta có thể đặt ra tinh thần chung cho học tập, và giúp cho sinh viên tham gia vào mức độ học sâu hơn khi họ phải tích cực lắng nghe đáp ứng của bạn họ, đưa ra bình luận và học lẫn nhau.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.