Kĩ năng trình bày/2
Tuần trước, một sinh viên hỏi: “Chúng em là những người kĩ thuật, không phải người bán hàng, tại sao chúng em cần có kĩ năng trình bày?” Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng nhiều sinh viên, phần lớn châu Á, không có kĩ năng mềm tốt, đặc biệt là kĩ năng trình bày. Cho nên tôi giải ...
Tuần trước, một sinh viên hỏi: “Chúng em là những người kĩ thuật, không phải người bán hàng, tại sao chúng em cần có kĩ năng trình bày?” Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng nhiều sinh viên, phần lớn châu Á, không có kĩ năng mềm tốt, đặc biệt là kĩ năng trình bày. Cho nên tôi giải thích:
“Kĩ năng kĩ thuật chỉ là chìa khoá mở ra cánh cửa cơ hội nhưng kĩ năng mềm mới là các bước để giúp em thăng tiến trong nghề nghiệp của em. Trong những kĩ năng mềm, kĩ năng trình bày là quan trọng nhất cho thành công của em. Khi em đi phỏng vấn việc làm, em phải “trình bày” bản thân em cho một nhóm người làm quyết định có thuê em hay thuê ai đó khác. Việc phỏng vấn thực tại là việc trình bày bản thân em và thành công của em tuỳ thuộc vào cách em làm tốt hơn người khác.”
“Khi em có việc làm, công việc bao giờ cũng được thực hiện trong tổ. Là thành viên tổ, em phải trình bày ý tưởng của em cho các thành viên khác trong tổ hay đại diện cho tổ của em để trình bày cho người quản lí. Nếu em muốn được thăng cấp, em cần trình bày bản thân em tốt hơn những người khác bằng việc chuyển giao bài trình bày tốt với thông điệp rõ ràng và cô đọng. Điều quan trọng là hiểu rằng làm một việc tốt có thể giúp em giữ được việc làm nhưng không bao giờ đủ đảm bảo việc thăng cấp. Em cần các kĩ năng để thu hút sự chú ý của những người quản lí và những người khác. Nếu em có thể trình bày công việc của em, ý tưởng của em, với sự tự tin và sáng tỏ cho họ, hay cho người dùng và khách hàng, em sẽ nhận được sự thừa nhận. Có kĩ năng trình bày hiệu quả cũng có thể giảm lẫn lộn, trao đổi nhầm là nguyên nhân thông thường của vấn đề kĩ thuật.”
Việc trình bày tốt KHÔNG phải là việc đọc từ các slide Powerpoint hay đọc từ đoạn viết trên giấy mà là có khả năng trao đổi hiệu quả bằng thông điệp rõ ràng rằng em muốn khán giả hiểu điều em muốn làm cho họ biết. Thầy đã thấy nhiều bài trình bày quá lâu, quá chán và phí thời gian vì người trình bày đang cố lấp khoảng thời gian. Người trình bày giỏi phải làm cho thông điệp của họ xuyên thấu bằng việc hội tụ vào thông điệp thay vì vào tài liệu, bằng việc quan sát đáp ứng của khán giả và dùng các kĩ thuật hiệu quả để trao đổi.”
Chẳng hạn, nếu em muốn học việc trình bày và thu hút sự chú ý của khán giả, em có thể xem cách Steve Jobs trình bày iPhone đầu tiên:
Steve Jobs được ca ngợi về bài trình bày gây hứng khởi của ông ấy, điều đã giúp Apple trở thành công ti thành công nhất trong công nghiệp công nghệ. Em có thể làm cùng điều đó bằng việc có khả năng chuyển giao thông điệp rõ ràng và hứng khởi như vậy. Các thành viên tổ của em sẽ đánh giá em về kĩ năng trình bày của em khi họ quyết định chọn người lãnh đạo tổ và người quản lí của em có thể tìm ai đó có thể lãnh đạo tổ để đề bạt.
Có kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ. Em cần kĩ năng mềm và trong những kĩ năng này, em nên bắt đầu bằng kĩ năng trình bày. Tại sao không phát triển kĩ năng này BÂY GIỜ khi em vẫn còn trong trường để thu được cơ hội tốt hơn cho thành công tương lai của em.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.