Dự kiến thực hiện phát triển kinh tế xã hội đối với ngành công nghiệp trong 2 năm (2004-2005)
Một số nhận định về thị trường trong và ngoài nước Hai năm 2004-2005 là giai đoạn cuối cùng ngành công nghiệp Việt Nam thực hiện lộ trình afta và tiến hành những bước đi quan trọng chuẩn bị gia nhập wto. Sự tác ...
Một số nhận định về thị trường trong và ngoài nước
Hai năm 2004-2005 là giai đoạn cuối cùng ngành công nghiệp Việt Nam thực hiện lộ trình afta và tiến hành những bước đi quan trọng chuẩn bị gia nhập wto.
Sự tác động của tình hình kinh tế thế giới đối với nước ta ngày càng rõ nét và càng lớn do chính sách kinh tế mở và hội nhập quốc tế. Biến động tình hình kinh tế thế giới, khu vực sẽ ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam. Các ngành công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn hơn do biến động giá. Tuy nhiên, cơ hội tham gia các thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Thị trường trong nước
Với trên 80 triệu dân và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì ở mức cao như những năm vừa qua được coi là một thị trường đầy triển vọng về các sản phẩm công nghiệp và là một điều kiện tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước. Hiện nay, nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến như: thực phẩm chế biến, chế tạo cơ khí, điện, điện tử dân dụng, hàng dệt may, bia, sữa, dầu ăn, chất tẩy rửa, săm lốp xe đạp, xe máy, lốp ô tô máy kéo, giày dép..., đã chiếm được thị trường trong nước và dần cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
Dự báo nhu cầu trong nước một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2005
Thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu hai năm 2004-2005 của hàng công nghiệp Việt Nam là eu với các sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, xe đạp; Nhật Bản với các sản phẩm chủ yếu là than, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ; asean với các sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, dây, cáp điện... Thị trường Mỹ là thị trường lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu như hàng dệt may, giày dép. Ngoài ra, chúng ta còn có thể khai thác thêm một số thị trường khác như Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Trung Đông cho sản phẩm dầu thực vật, sữa, than, lốp ô tô, xe gắn máy ....
Dự báo khả năng xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp
chủ yếu hai năm 2004- 2005
Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu | đơn vị tính | 2004 | 2005 | Thị trường hiện có | Thị trường có khả năng mở rộng |
Hàng dệt may | Triệu $ | 3900 | 4500 | Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng kông, Nhật Bản, xingapo, Nga, Thụy sỹ, eu, Mỹ, Bắc Mỹ | Nhật Bản, eu, Nga, Bắc Mỹ, Mỹ, asean, Trung Đông |
Hàng giày dép | Triệu $ | 2500 | 2800 | Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng kông, Nhật Bản, xingapo, Nga, Thụy sỹ, eu, Mỹ, Bắc Mỹ | Nhật Bản, eu, Nga, Bắc Mỹ, Mỹ, asean, Trung Đông |
Than | 1000 tấn | 8000 | 8000 | Nhật Bản, Tây Âu, Đông Âu, Trung Quốc, Thái Lan | Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Mỹ |
Dầu thô | Triệu tấn | 17,2 | 17,5 | Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc | Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc |
Hàng ĐT và linh kiện | Triệu $ | 800 | 900 | Châu á | Thị trường không ổn định |
Hàng thủ công mỹ nghệ | Triệu $ | 420 | 480 | asean, Nhật Bản | Thị trường không ổn định |
Sản phẩm nhựa | “ | 210 | 250 | asean, | |
Dây điện,cáp điện | “ | 350 | 420 | Châu á | |
Xe đạp và phụ tùng | " | 170 | 200 | Châu Âu, Đài Loan | Châu Âu, Đài Loan |
Dự kiến kế hoạch toàn ngành công nghiệp
Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001-2003, có thể đa ra dự kiến kế hoạch tăng trưởng công nghiệp năm 2004 là 15,5% và 2005 là 15-15,5%, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng trưởng ổn định khoảng 12-12,5%, khu vực ngoài quốc doanh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao khoảng 19-20%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng khá từ 15-16%. Về tỷ trọng GTSXCN toàn ngành: khu vực quốc doanh do có tốc độ tăng trưởng thấp nên tỷ trọng giảm từ 41% năm 2001 xuống 37% năm 2005 (một phần là do việc cổ phần hoá các DNNN), khu vực ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng cao và có tỷ trọng tăng từ 24% năm 2001 lên 27% năm 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng ổn định và tỷ trọng duy trì ở mức 35-36%.
Dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp kế hoạch năm 2004-2005
(đơn vị: tỷ đồng)
Tổng số | TH 2003 | Tốc độ tăng,% 2003/2002 | Dự kiến 2004 | Tốc độ tăng, % 2004/2003 | Dự kiến 2005, PA thấp | Tốc độ tăng PA thấp,% 2005/2004 | Dự kiến 2005, PA cao | Tốc độ tăng PA cao,% 2005/2004 |
Tổng số | 302.99 | 16.0% | 349.95 | 15.5% | 402.45 | 15.0% | 404.1962 | 15.5% |
Nhà nước | 117.298 | 12.4% | 131.96 | 12.5% | 147.80 | 12.0% | 147.80 | 12.0% |
Ngoài QD | 75.906 | 18.7% | 91.47 | 20.5% | 109.30 | 19.5% | 109.76 | 20.0% |
fdi | 109.795 | 18.3% | 126.53 | 15.2% | 145.35 | 14.9% | 146.64 | 15.9% |
Dự kiến kế hoạch từng phân ngành công nghiệp
Ngành điện
Tổng sơ đồ V điều chỉnh (năm 2003) nhu cầu điện thơng phẩm đến năm 2005 là 45,8 tỷ KWh, điện sản xuất tương ứng là 53,4 tỷ KWh . Dự kiến 2 năm 2004-2005, công suất nguồn tăng thêm khoảng 2.401 MW, cụ thể như sau:
Năm 2004 năng lực tăng thêm: nguồn điện (2071 MW); Lới điện 500KV (428 km và 1650 mva) và hàng loạt các công trình lới điện 220, 110 KV và hạ thế khác.
Năm 2005 năng lực tăng thêm: nguồn điện (330 MW); Lới điện 500KV gồm: Đường dây Đà Nẵng - Hà Tĩnh, Đường dây Hà Tĩnh - Thường Tín, và hoàng loạt các công trình 220, 110 KV và hạ thế khác.
Tổng công suất đến năm 2005 khoảng 11.304 MW. Ngoài việc đầu tư xây dựng phát triển nguồn và lới điện đồng bộ cần phối hợp với các nước trong khu vực chuẩn bị các điều kiện để nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc ,campuchia.
Ngành than
Nhu cầu than sử dụng trong nước đến 2005 tăng lên khoảng 12-13,5 triệu tấn than sạch, trong đó, ngành điện có nhu cầu khoảng 5,5 triệu tấn, ngành xi măng cần 2,5 triệu tấn/năm, phân bón 0,7-0,8 triệu tấn. Năm 2005 dự kiến sản xuất 22 triệu tấn than sạch. Năng lực sản xuất của ngành than đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Dự báo nhu cầu và kế hoạch sản xuất than 2004-2005
đơn vị: nghìn tấn
Chỉ tiêu | 2004 | 2005 |
Kế hoạch sản xuất | 20000 | 22000 |
Dự báo tiêu thụ: | 19500 | 21500 |
Xuất khẩu | 8000 | 8000 |
Cho điện | 3750 | 4500 |
Cho xi măng | 2200 | 2500 |
Cho sản xuất giấy | 220 | 250 |
Cho sản xuất phân bón | 700 | 750 |
Các hộ tiêu thụ khác | 4630 | 5500 |
Ngành thép
Nhu cầu thép đến năm 2005 khoảng 5-5,5 triệu tấn với mức tăng trưởng 2 năm 2004-2005 khoảng 12-13%/năm, trong đó nhu cầu thép dài là 3,3 triệu tấn. Sản xuất trong nước đến năm 2005 sẽ đáp ứng về cơ bản nhu cầu thép dài. Nhu cầu phôi thép cho sản xuất thép dài năm 2005 khoảng 3,7 triệu tấn, sản xuất phôi thép trong nước đáp ứng khoảng 1-1,4 triệu tấn, phần thiếu khoảng 2,3-2,7 triệu tấn phải nhập khẩu.
Công nghiệp nhẹ
Đầu t mới: Triển khai xây dựng các Cụm công nghiệp Dệt may tại: KCN Hoà Khánh - Đà Nẵng, KCN Phố Nối - Hng Yên,... mỗi Cụm bao gồm nhiều nhà máy: kéo sợi, dệt vải, in-nhuộm-hoàn tất, may, sản xuất phụ liệu may, xử lý nước thải... Khuyến khích thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các Cụm công nghiệp Dệt may mới.
Đầu t phát triển cây bông đến năm 2005 đạt sản lượng bông xơ 30.000 tấn đáp ứng 30% nhu cầu trong nước trên cơ sở phát triển 5 vùng nguyên liệu gồm Sơn La - Thanh Hoá; Tây Nguyên; Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích đến năm 2005 đạt 60.000 ha.
Dự kiến xuất khẩu hàng công nghiệp
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp 2004- 2005
Chỉ tiêu | đơn vị tính | TH 2001 | TH 2002 | TH 2003 | Dự kiến 2004 | Dự kiến 2005 |
I. Kim ngạch XKCN | Triệu usd | 10615 | 11610 | 14344 | 16500 | 18600 |
Hàng CN nặng và KS | ,, | 5247 | 5210 | 6255 | 7000 | 7600 |
Hàng CN nhẹ và TTCN | ,, | 5368 | 6400 | 8089 | 9500 | 11000 |
2. Mặt hàng XK chủ yếu | ||||||
Hàng dệt may | Triệu usd | 1975 | 2710 | 3600 | 4250 | 4800 |
Hàng giày dép | ,, | 1560 | 1867 | 2217 | 2.700 | 3000 |
Hàng thủ công mỹ nghệ | ,, | 235 | 327 | 360 | 420 | 480 |
Than đá* | Nghìn .Tấn | 4290 | 5870 | 6200 | 8000 | 8000 |
Sản phẩm nhựa | Tr.usd | 120 | 153 | 175 | 210 | 250 |
Dây điện và cáp điện | Tr usd | 181 | 186 | 283 | 350 | 420 |
Dầu thô | Tr.tấn | 16,7 | 16,8 | 17,18 | 17,2 | 17,5 |
Hàng điện tử & linh kiện | Triệu usd | 595 | 504 | 686 | 800 | 900 |
Ghi chú (*): Mức độ xuất khẩu than đá còn phụ thuộc vào việc đánh giá hiệu quả của việc xuất khẩu than và việc nâng cao mức tiêu thụ than trong nước, đặc biệt đối với than chất lượng thấp.
Dự kiến vốn đầu tư ngành công nghiệp
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư theo kế hoạch 5 năm và ước thực hiện giai đoạn 2001-2003 thì nhu cầu vốn đầu tư cho 2 năm 2004-2005 là 235.294 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư cho điện chiếm 20%, phân bón và hoá chất 17,5%, dầu khí 17,7%, dệt may 12,2%, xi măng 10,3%.
Tuy nhiên, do tiến độ các dự án thực hiện chậm (lọc dầu, đạm từ than, dap, đạm Cà Mau, xi măng Hải Phòng mới) nên nhu cầu vốn 2 năm cần khoảng 171.848 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư cho điện chiếm 23,2%, hoá chất và hoá dầu chiếm 26,6%, xi măng chiếm 8,1%, dầu khí chiếm 4,1%, thép chiếm 3,4%, dệt may chiếm 3%, giấy chiếm 4,4%. Hình thức đầu tư và nguồn vốn đã đa dạng hơn kể cả trong những ngành được coi là độc quyền như điện, dầu khí, xi măng: nhiều nhà máy điện bot của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhiều Nhà máy xi măng đầu tư bằng nguồn vốn t nhân trong và ngoài nước dới hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài...
Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp 2004-2005
đơn vị tính: Tỷ đồng
Số TT | Ngành công nghiệp | Vốn ước TH 2001-2003 | Nhu cầu vốn 2001 - 2005 (theo KH ban đầu) | Nhu cầu vốn 2004-2005 theo KH | Nhu cầu vốn 2004-2005 điều chỉnh |
Tổng số | 164706 | 400000 | 235294 | 171848 | |
1 | Ngành điện | 51862 | 97913 | 46051 | 39928 |
2 | Ngành than | 2906 | 3428 | 522 | 3302 |
3 | Ngành xi măng | 10630 | 34796 | 24166 | 13867 |
4 | Ngành thép | 4189 | 9980 | 5791 | 5825 |
5 | Ngành phân bón hoá chất và hoá dầu | 16341 | 57464 | 41123 | 45626 |
6 | Ngành dầu khí | 20302 | 61830 | 41528 | 7056 |
7 | Ngành khai khoáng | 328 | 4189 | 3861 | 3472 |
8 | Ngành dệt may | 6347 | 35000 | 28653 | 5000 |
9 | Ngành giấy | 1801 | 5113 | 3312 | 7485 |
10 | Các dự án đầu tư khác | 50000 | 90287 | 40287 | 40287 |
Lập lại trật tự đầu tư sản xuất công nghiệp
Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành đã được phê duyệt theo tinh thần của NQ9 BCHTW: Mở rộng hơn thành phần kinh tế tham gia vào hầu hết các ngành công nghiệp, kể cả các ngành lớn hiện đang do các Tổng Công ty 91 năm giữ như điện, xi măng, dầu khí, thép; quy hoạch ngành phải gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ. Xây dựng quy hoạch các ngành còn thiếu. Tập trung chỉ đạo triển khai đúng tiến độ một số dự án lớn và các chương trình phát triển công nghiệp có tính quyết định.
Hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp
Chú trọng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, hạn chế và tiến tới xóa bỏ độc quyền dới mọi hình thức, nâng cao tính cạnh tranh. Rà soát lại các cơ chế chính sách hiện có theo hướng bỏ dần các u đãi, bảo hộ cho các DNNN để đần dần đa các DN này hoạt động theo cơ chế thị trường để có thể tham gia hội nhập một cách thắng lợi. Cần đặc biệt chú trọng các chính sách khuyến khích xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư công nghệ mới tiến tiến để tăng tính cạnh tranh.
Hình thành một số công nghiệp mũi nhọn
Cùng với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho công nghiệp lớn phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh cao. Đẩy mạnh đầu tư công nghiệp chế biến và sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cho các ngành công nghiệp để tăng giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất, hạn chế được thiệt hai do tác động của những thay đổi trong thị trường quốc tế.
Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá và đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Quán triệt tinh thần Nghị quyết trung ương 9 khóa IX, cần đánh giá đúng những trở ngại trong quá trình cổ phần hoá hiện nay để đề xuất các giải pháp phù hợp thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Trong 2 năm tới, thực hiện cho được chương trình cổ phần hoá đối với một số doanh nghiệp lớn ở các Tổng công ty 90-91; phương thức cổ phần hóa trong thời gian tới cần công khai, minh bạch và mở rộng thành phần tham gia mua cổ phần để tìm đúng những nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản lý kinh doanh và cần xây dựng một quyết tâm cao thực hiện cổ phần hóa. Đối với việc đổi mới nâng cao hiệu quả của khu vực DNNN, có thể áp dụng thí điểm phương thức “khoán quản lý” đối với giám đốc và Hội đồng quản trị doanh nghiệp, thậm chí có cách khoán đối với cơ quan chủ quản nếu cha tách được chức năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh. Dần dần đa các DNNN chịu sự điều chỉnh khắt khe của Luật Phá sản và trong đó những người quản lý DNNN cũng phải chịu trách nhiệm kinh tế khi để cho doanh nghiệp của mình lâm vào tình trạng phá sản.