Động vật miệng nguyên sinh
Cùng với Động vật miệng thứ sinh (Deuterostomia) và vài ngành nhỏ khác, chúng hợp thành nhóm động vật đối xứng hai bên (Bilateria), chủ yếu bao gồm các động vật có thân hình đối xứng hai bên và 3 lớp mầm. Các khác biệt chính giữa động vật miệng thứ sinh và ...
Cùng với Động vật miệng thứ sinh (Deuterostomia) và vài ngành nhỏ khác, chúng hợp thành nhóm động vật đối xứng hai bên (Bilateria), chủ yếu bao gồm các động vật có thân hình đối xứng hai bên và 3 lớp mầm. Các khác biệt chính giữa động vật miệng thứ sinh và động vật miệng nguyên sinh được tìm thấy trong giai đoạn phát triển của phôi thai. Ở động vật miệng nguyên sinh thì lỗ hổng đầu tiên trong sự phát triển, lỗ phôi, trở thành miệng của động vật trong khi ở động vật miệng thứ sinh thì lỗ phôi trở thành hậu môn của động vật. Protostomia có cái mà người ta gọi là sự phân chia xoắn ốc được xác định, nghĩa là sự chết đi của các tế bào được xác định khi chúng được hình thành. Điều này là ngược lại với Deuterostomia, có sự phân chia tế bào tỏa tia và không được xác định.
Mực ống đá ngầm Caribe, một ví dụ về động vật miệng nguyên sinhMột khác biệt khác là sự hình thành của khoang cơ thể. Protostomia là dạng khoang nứt, nghĩa là một khối đặc trung bì phôi thai tách ra để tạo thành khoang cơ thể trong khi Deuterostomia là dạng khoang ruột, nghĩa là các nếp gập của ruột nguyên thủy tạo thành khoang cơ thể. Các dữ liệu phân tử hiện tại cho rằng các động vật miệng nguyên sinh có thể được phân chia thành 3 nhóm chính như sau:
* Siêu ngành Động vật lột xác (Ecdysozoa) trong đó có động vật chân đốt (Arthropoda) và giun tròn (Nematoda).
* Siêu ngành Động vật lông rung có vòng râu sờ (Lophotrochozoa), trong đó có động vật thân mềm (Mollusca) và giun đốt (Annelida).
* Siêu ngành Trùng dẹt (Platyzoa), trong đó có giun dẹp (Platyhelminthes) và luân trùng (Rotifera).
Trong số này, hai nhóm cuối tạo thành nhóm gọi là Spiralia, bao gồm phần lớn các động vật trong đó phôi thai trải qua sự phân chia xoắn ốc.