Động vật có giao phối cận huyết không? - Câu hỏi hay
Xin hỏi động vật có giao phối cận huyết không? Chẳng hạn như bố giao phối với con? Nếu có thì ảnh hưởng tới thế hệ sau thế nào? (Bùi Đức Dương) Chó sói Scandinavi. Ảnh: Argumosa ...
Xin hỏi động vật có giao phối cận huyết không? Chẳng hạn như bố giao phối với con? Nếu có thì ảnh hưởng tới thế hệ sau thế nào? (Bùi Đức Dương)
Chó sói Scandinavi. Ảnh: Argumosa |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Ở động vật nói riêng và sinh vật nói chung, chuyện giao phối cận huyết diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Cộng đồng sinh vật tồn tại, tiến hóa và phát triển theo quy luật tự nhiên, cá thể yếu sẽ bị đào thải, cá thể khỏe mạnh sẽ tồn tại và duy trì nòi giống. - (Công Dân)
có - (Linh OAH Hà)
Theo cá nhân tôi thì không.
Thứ nhất, đv hoang dã thường sinh sản theo mùa, đến mùa chúng sẽ động dục và đi tìm bạn tình, kể cả đv dưới nước. Chọn bạn tình là cả một quá trình tranh đấu giữa các con đực với nhau để đc con cái đồng ý, chúng lựa chọn theo bản năng nhưng rất chọn lọc để làm sao có thể duy trì và phát triển nòi giống nên ko thể có chuyện giao phối cận huyết.
Thứ hai, cấu trúc bầy đàn, quần thể của đv trong tự nhiên rất cân bằng về giới tính, ko lệch lạc như con người nên đảm bảo đc việc các con đực cũng như con cái có đủ bạn tình.
Nếu các bạn để ý quan sát quanh ta sẽ thấy các đàn lợn, gà, chó, mèo nuôi cũng vậy, ko hề có chuyện giao phối cận huyết.
Còn nếu có xảy ra thì hậu quả tất yếu là sự gia tăng biểu hiện của các gen lặn trong loài, dẫn đến việc bầy đàn bị đào thải, bị hủy hoại trước tự nhiên. - (dxt)
Có loài có, có loài không bao giờ. - (Leona)
Có nhé. Người còn có huống chi loài vật.
Ảnh hưởng: đa số sẽ bị dị tật, chết non... - (Na Soo Chan)
Mình ví dụ ở chó khi giao phối cận huyết cho ra thế hệ sau sẽ có sức sống rất kém, chết sớm đó bạn! - (tridan0608)
Tùy loài bạn ơi! - (Nguyễn Đức Lộc)
Mình xem nhiều chương trình về thế giới động vật thấy một số loài thì không giao phối cận huyết. ví dụ như voi, sư tử,... Các con đực khi trưởng thành bị ép ra khỏi đàn hoặc tự tách đàn để tránh giao phối cận huyết. Những loài như Trâu, bò, hươu nai thì mình không chắc lắm. - (Tuấn Nguyễn)
Chắc là có đó. Tuy vậy, do chế độ nhiều vợ nhiều chồng và chọn lọc tự nhiên khiến cho nòi giống chúng vẫn phát triển và khỏe mạnh. - (Hòa)
Rất ít trong tự nhiện, đương nhiên trong những tình trạng khó khăn và nuôi nhốt cưỡng ép thì sẽ vẫn xẩy ra thôi. như nhiều loài động vật, ví dụ như sư tử. Thì khi con đực trưởng thành sẽ tự tách đàn và đi gia nhập đàn khác hoặc tạo lập đàn mới. Vì vậy trường hợp bình thường thì rất ít có giao phối cận huyết. - (Nguyen Tien)
Người ta làm thí nghiệm ở chuột, cho 2 con chung huyết thông nhốt chung một chuồng chúng sẽ giao phối cận huyết. Nhưng nếu cho 1 con chuột đực khác vào thì chuột cái sẽ sảy thai và có xu hướng giao phối chuột đực khác huyết thống.
Việc này cho thấy trong môi trường thiếu lựa chọn 2 cá thể vẫn buộc giao phối cận huyết để duy trì nòi giống, nhưng sẽ lựa chon giao phối khác huyết thống nếu có cơ hội. Động vật giao phối cận huyết ko phải vấn đề lạ. Một số loài lưỡng tính vẫn tự thụ tinh - một dạng nhân bản hay giao phối cận huyết. Khi việc tìm đc đối tác trở nên khó khăn. - (Trả lời)
Có. Loài chuột nhé. Trong chương trình sinh học phổ thông mình có được dạy điều này, do chuột tuổi trưởng thành chỉ có 3 tháng trong khi vòng đời 1 con chuột có thể đẻ nhiều lứa, mỗi lứa lại nhiều con nên việc giao phối cận huyết là rất phổ biến. Mình nhớ thầy dạy bọn chuột chúng nó không có ý thức loạn luân là gì nên việc chuột ông quan hệ với chuột cháu là bình thường. - (Phuong)
có, dẫn chứng là đàn gà nhà tôi. Gà mái mẹ đẻ ra một đàn gà con, đàn gà con lớn thì có những con gà trống đó quay sang đạp mái với mẹ và những con gái mái cùng lứa trong đàn. Và một việc tôi cho là hậu quả của giao phối cận huyết là trong vài lứa sau, có 1 con gà có mào nhưng gà trống, nhưng lông không sặc sỡ bằng gà trống (chỉ có 1 màu xám), gáy cũng không rõ như gà trống, thường bị những con gà trống khác tưởng nhầm là gà mái và quay sang đạp mái với nó. Ngoài ra những lứa gà con sau này thường dễ bệnh và chết - (son thanh)
ko ai reply àh :( - (Ngọc A. Tuấn)
Câu hỏi này hóc quá..! - (Cong Sida)
Có ở loài chim bồ câu đấy - (duong)
Động vật có giao phối cận huyết, vẫn khỏe mạnh bình thường:
Ví dụ: Cách đây khoảng 35 năm tôi nuôi một đôi chim bồ câu:
khi sinh sản thì chỉ sinh có hai con: thường là 1 cái một đực:
Chúng lớn lên thành một cặp bố, mẹ, cư như thế nếu cặp nào đồng giới thì bán hoặc thịt: cặp nào đẹp thì để nuôi khoảng 10 thế hệ sống bình thường. OK - (H-NGOC)
Chắc chắn là không nhé, động vật mỗi loài có 1 mùi đặc trưng để nhận biết sự cận huyết, chúng tránh được, không như con người. - (Quang dang)
Chưa có luật hôn nhân và gia đình cho mấy con này nên CHẮC CHẮN LÀ CÓ! - (nguyentrungtruc.ntt)
Nhiều loài giao phối cận huyết bắt buộc như cú, bồ câu,... do trong cấu trúc gen của những loài này cho phép các alen lặn k có cơ hội tổ hợp lại với nhau. Đa phần ở các loài hiện tượng giao phối cận huyết là không xảy ra hoặc hiếm khi xảy ra trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt giao phối cận huyết xảy ra nhiều hơn... Thêm nữa hiện tượng giao phối đồng tính ở động vật cũng xảy ra ở rất nhiều loài... từ lưỡng cư, bò sát đến chim, thú... - (Toàn Phạm)
Tất cả các loài, giao phối cận huyết là chủ yếu. Kể cả những loài như sư tử, chó, linh trưởng.... tưởng là không thì con bố vẫn giao phối với con của nó. - (Lifecare)
LOài vật hâu như, đa số dễ dàng giao phối cận huyết , Và những con đưoc sanh ra, đa số là chết khi còn rất non. - (huyhoang)
Mình xin chắc chắn 100% là động vật hoàn toàn có giao phối cận huyết, vì động vật nó ko biết suy nghĩ và hiểu khái niệm "cận huyết" là gì, nên khi phát dục con đực gặp con cái là giao phối thôi ! Bằng chứng là lợn (heo) và chó, và các loài khác có khả năng đẻ nhiều con 1 lần ! Các con heo con và chó con khi phát dục nó nhảy cả các con khác trong đàn vì không phân biệt được đó là anh chị em ruột của mình ! Vì lẽ đó con cái mang thai đẻ ra số lượng con rất đông 5-7 con hoặc cả chục con là để loại trừ các con mang gien xấu sẽ bị tật hoặc dễ chết hơn các con gien tốt khác sẽ sống sót được ! Động vật loài nào không có giao phối cận huyết thống thường thì chỉ đẻ 1-2 con mà thôi ! - (a5)
Thanh Thanh Phượng
Mèo: Bố giao phối cận huyết với con, khi đẻ ra hầu như chết non, nếu con nào sống thì lớn lên cũng chết - (Lê Văn Đỏ)
Cái này gọi là loạn luân đấy - (leaderxd)
Có nhá, nhiều loài còn chỉ giao phối cận huyết như chim bồ câu chẳng hạn. chim bồ câu thường sinh một cặp và trong đó 1 cái, 1 đực, khi trưởng thành chúng sẽ ghép đôi với nhau mà không ghép đôi với bất kì con nào khác, một số loài chim khác cũng vậy. - (Ngô Kỳ)
Loài bồ câu thì sao. Con mẹ đẻ ra 1 cặp con. Căp con đó sẽ trở thành vợ chồng tiếp tục - (Huan Minh)
Có nhưng tùy từng loài có sự khác nhau, ngoài tự nhiên thì ít hơn. Nhưng trong điều kiện chăn nuôi bà con mình thường ko chú trọng vấn đề này nên giống nòi của nhiều loài vật nuôi nhưng lợn bản địa, trâu, bò vàng, gà, chim bồ câu, vv... của ta dần bị thoái hóa trọng lượng bé, tăng trưởng chậm. - (Can huyet)
có vú thì có ảnh hưởng của giao phối cận huyết. - (Thái)