Đóng vai Lê Thận kể lại chuyện sự tích Hồ Gươm
Đề bài: Đóng vai Lê Thận kể lại chuyện sự tích Hồ Gươm Bài làm Ta vốn sinh ra và lớn lên ở làng Chài ven biển Thanh Hoá. Công việc chính của ta là ngày ngày đi thả lưới kiếm cá để sinh sống. Vào một đêm như thường lệ ta thả lưới trên một bến vắng khi kéo lên thấy nằng nặng trong lòng ta chắc mẩm ...
Đề bài: Đóng vai Lê Thận kể lại chuyện sự tích Hồ Gươm Bài làm Ta vốn sinh ra và lớn lên ở làng Chài ven biển Thanh Hoá. Công việc chính của ta là ngày ngày đi thả lưới kiếm cá để sinh sống. Vào một đêm như thường lệ ta thả lưới trên một bến vắng khi kéo lên thấy nằng nặng trong lòng ta chắc mẩm được mẻ cá to. Ta thò tay vào bắt cá nhưng chỉ thấy có một thanh sắt. Ta quăng lại xuống nước rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai khi kéo lưới lên vẫn ...
Đề bài:
Bài làm
Ta vốn sinh ra và lớn lên ở làng Chài ven biển Thanh Hoá. Công việc chính của ta là ngày ngày đi thả lưới kiếm cá để sinh sống. Vào một đêm như thường lệ ta thả lưới trên một bến vắng khi kéo lên thấy nằng nặng trong lòng ta chắc mẩm được mẻ cá to. Ta thò tay vào bắt cá nhưng chỉ thấy có một thanh sắt. Ta quăng lại xuống nước rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai khi kéo lưới lên vẫn thấy nặng, ta khòng ngờ thanh sắt ấy lại mắc vào lưới của mình Ta lại cầm lấy và quẳng thanh sắt ra thật xa. Lần thứ ba, khi kéo lên thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Ta thấy lạ quá. Cứ như có phép lạ, thanh sắt cứ tìm lưới của ta mà chui vào nên bèn nhận thanh sắt lên đem lại gần mồi lửa để nhìn xem. Ta sung sướng reo to: Ha ha. Một lưỡi gươm!
Cầm lưỡi gươm lên suy nghĩ một lúc lâu rồi ta chợt hiểu đây là ý trời đã ban tặng cho ta.
Lúc đó, trên đất nước ta, bọn giặc Minh vô cùng tàn ác, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ.
Nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi chỉ huy đã nhiều lần đánh lại, nhưng có lẽ vì thế lực còn non yếu nên đã thua. Ta nghe nói có lần Lê Lợi cùng – nghĩa quân bị giặc bao vây hàng tháng trời ở vùng núi Chí Linh cuối cùng phải thịt cả ngựa để lấy lương thực nuôi quân. Nghĩ đến đây, trong ta bỗng sôi sục lên lòng căm thù giặc. Ta quyết đinh ra nhập đoàn quân Lam Sơn giúp Lê Lợi đánh giặc cứu nước. Tài võ nghệ của ta sau một thời gian ngắn luyện tập thôi đã được Lê Lợi và mọi người rất phục. Rồi một lần, ta dem chuyện lưỡi gươm ra kể với chủ tướng Lê Lợi. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tuỳ tùng về thăm nhà ta. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lênằ Lấy làm lạ Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Ta nghe Lê Lợi kế rằng lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà ta, chủ tướng đã lấy chuôi dắt vào thắt lưng đem về.
Khi đem tra gươm và chuôi thì lạ thay vừa như in, ta nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
– Đây là trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ Quốc!
Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp mọi nơi. Họ không phải trốn tránh như trước nữa, đã có những kho lương thực mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn mãi ra, cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước.
Đất nước thanh bình, nhân dân nô nức, vui mừng tôn Lê Lợi lên ngôi vua. Sau khi làm vua, Lê Lợi đă cho ta làm quan trong triều, chuyên quản lí quân đội. Một-năm sau, Lê Lợi rủ ta đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Khi thuyền rồng tiến ra gần giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần mang trên người động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân”. Bấy giờ ta mới hiểu Long Quân đã cho mượn gươm thần để nghĩa quân diệt giặc.
Sau khi nghe Rùa Vàng nói, vua nâng gươm hướng về phía rùa. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước mà ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng được vua và nhân dân gọi là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.