24/05/2018, 21:58

Đối tượng, chức năng và tính chất của Bảo hiểm xã hội.

Mặc dù ra đời đã rất lâu nhưng đối tượng của BHXH còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đối tượng của BHXH với đối tượng tham gia BHXH. Như đã phân tích ở trên, Bảo hiểm xã hội là việc lập ra một nguồn ngân ...

Mặc dù ra đời đã rất lâu nhưng đối tượng của BHXH còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đối tượng của BHXH với đối tượng tham gia BHXH.

Như đã phân tích ở trên, Bảo hiểm xã hội là việc lập ra một nguồn ngân quỹ nhằm đảm bảo bù đắp cho khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi của người lao động do họ bị mất hoặc giảm khả năng lao động, bị mất việc làm, do ốm đau bệnh tật, tai nạn, tuổi già... vì vậy đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập bị mất đi hay giảm đi do sự rủi ro mà họ gặp phải trong cuộc sống làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.

Đối tượng tham gia BHXH đó là người lao động và người sử dụng lao động, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế của từng thời kỳ mà đối tượng tham gia có thể là tất cả hoặc một bộ phận người lao động nhưng nhìn chung thì khi kinh tế càng phát triển thì đối tượng tham gia càng được mở rộng nhiều bộ phận người lao động khác.

  • Bảo đảm ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp khó khăn do mất việc làm, mất hoặc giảm thu nhập. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
  • Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Những người tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH để bù đắp cho những người lao động gặp rủi ro bị giảm hoặc mất thu nhập, quá trình này đã tiến hành phân phối lại thu nhập giữa người giàu - người nghèo, người khoẻ mạnh - người ốm đau, người trẻ - người già... Thực hiện chức năng này BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.
  • Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động do cuộc sống cuả họ đã được đảm bảo, họ không còn phải lo lắng về cuộc sống của họ khi rủi ro xảy đến với họ bất kỳ lúc nào từ đó khiến họ tập trung vào việc lao động sản xuất. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
  • Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với nhà nước góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội. Do giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại mâu thuẫn về tiền lương, thời gian lao động, an toàn lao động... BHXH ra đời góp phần điều hoà mâu thuẫn giữa họ. Nhà nước thông qua việc chi BHXH ổn định đời sống cho mọi người lao động, ổn định xã hội.

Tính chất của BHXH.

  • Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội. Như đã phân tích ở trên rủi ro xây đến với cuộc sống của người lao động không hoàn toàn do người lao động gánh chịu mà nó ảnh hưởng tới người sử dụng lao động, tới toàn xã hội, nó gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động làm giảm năng suất lao động, mất ổn định xã hội. Buộc nhà nước phải can thiệp thông qua BHXH vì vậy BHXH ra đời mang tính tất yếu khách quan.
  • BHXH có tính ngẫu nhiên phát sinh không đều theo không gian và và thời gian. Điều này này thể hiện rõ trong nội dung cơ bản của BHXH, từ thời điểm triển khai BHXH, người tham gia BHXH, mức đóng góp. Từ việc rủi ro phát sinh theo không gian, thời gian đến mức trợ cấp cho từng chế độ, từng đối tượng.
  • BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội đồng thời có tính dịch vụ, tính kinh tế được thể hiện qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH sao cho hợp lý, có hiệu quả nhất. Tính xã hội được thể hiện BHXH được sử dụng nhằm bảo đảm ổn định cho những người lao động và gia đình họ. BHXH thể hiện tính dịch vụ của nó thông qua hoạt động dịch vụ tài chính. (Thông qua nguồn vốn nhàn rỗi).

Những quan điểm cơ bản về BHXH.

Hiện nay có 5 quan điểm về BHXH như sau:

  • BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia, nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia.
  • Mọi người lao động trong xã hội đều có quyền bình đẳng trước BHXH không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
  • Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH đối với người mà họ sử dụng.
    • Họ phải đóng góp vào quỹ BHXH 1 khoản tiền nhất định so với tổng quỹ lương.
    • Họ phải thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với những người lao động mà mình sử dụng.
  • Các mức hưởng BHXH phụ thuộc vào 6 yếu tố sau:
    • Tình trạng sức khoẻ, thương tật thông qua giám định y khoa.
    • Ngành nghề công tác của người lao động
    • Thời gian công tác và tiền lương của người lao động
    • Mức đóng góp BHXH và thời gian đóng góp
    • Tuổi thọ bình quân của mỗi quốc gia.
    • Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.
  • Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp BHXH từ việc ban hành các chính sách và tổ chức bộ máy thực hiện các chính sách BHXH.
0