Đối thoại với bố mẹ
Tuần trước, tôi có đến ăn tối ở nhà một người bạn. Trong cuộc đối thoại anh ấy bảo tôi: “Con trai tôi đã tốt nghiệp đại học sáu tháng trước nhưng không thể tìm được việc làm và nó đang thất vọng. Tôi không biết phải làm gì cho nên có thể anh nêu cho nó lời khuyên nào đó được không?” Tôi ...
Tuần trước, tôi có đến ăn tối ở nhà một người bạn. Trong cuộc đối thoại anh ấy bảo tôi: “Con trai tôi đã tốt nghiệp đại học sáu tháng trước nhưng không thể tìm được việc làm và nó đang thất vọng. Tôi không biết phải làm gì cho nên có thể anh nêu cho nó lời khuyên nào đó được không?” Tôi hỏi: “Lĩnh vực học tập của cháu là gì và cháu đang tìm loại việc làm nào?” Anh ấy nói: “Con trai tôi tốt nghiệp bằng đại học về kinh tế. Nó đã xin việc làm trong chính phủ nhưng không thể tìm được việc nào. Nó chán nản và muốn làm bất kì loại việc nào.”
Tôi bảo anh ấy: “Kinh tế là lĩnh vực rất rộng với nhiều chuyên ngành. Tôi không biết khu vực nào con trai anh học chuyên vào đó. Tuy nhiên, việc làm tốt nhất yêu cầu bằng thạc sĩ hay tiến sĩ. Nhà kinh tế có bằng cấp chuyên sâu rất có thể kiếm được việc làm trong chính phủ hơn là cử nhân. Nếu cháu tiếp tục học bằng tiến sĩ, cháu có thể tìm việc giảng dạy ở đại học. Tuy nhiên, nếu cháu muốn trở lại trường, thay vì học bằng thạc sĩ trong kinh tế, cháu có thể xem xét lấy bằng thạc sĩ trong quản trị kinh doanh thế vào. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn trong các công ti tư nhân. Tôi không biết nhiều về khu vực kinh tế, con anh nên nói chuyện với các giáo sư của cậu ấy hay các cố vấn nhà trường để có lời khuyên tốt hơn.”
Bạn tôi hỏi: “Tôi có con gái nữa sắp vào đại học sang năm. Tôi không biết phải khuyên nó cái gì nhưng với con trai của tôi bây giờ không có việc làm, tôi lo về tương lai của con gái tôi nữa. Tôi có thể làm gì được?
Tôi bảo anh ấy: “Là bố mẹ, anh chị cần có thảo luận nghiêm chỉnh với con cái về tương lai của chúng. Cùng nhau anh chị và cháu phải lập kế hoạch nghề nghiệp cho chúng sớm nhất có thể được vì lập kế hoạch nghề nghiệp là bước đầu tiên để đặt phương hướng giáo dục trong đại học. Các cháu muốn học gì, các cháu muốn biết gì, và lĩnh vực học tập nào các cháu chọn trong đại học là quan trọng cho việc làm đầu tiên của các cháu sau khi tốt nghiệp. Cho dù các cháu có thể đổi ý hay đổi việc làm nhưng có phương hướng tốt vào lúc này sẽ giúp cho các cháu duy trì hội tụ. Bố mẹ bao giờ cũng muốn điều tốt nhất cho con cái họ nhưng họ có thể không biết cái gì sẽ tốt nhất trong thị trường việc làm thay đổi nhanh này. Trẻ em có thể ưa thích học cái gì đó khác nhưng chúng cũng không biết cách phân biệt giữa cái gì đó có tính thực hành và việc làm mơ. Đó là lí do tại sao cả hai bên đều phải thảo luận để đi tới cái gì đó hợp lí.”
Anh ấy ngần ngại: “Tôi không biết mấy về thị trường việc làm và điều gì sẽ là tốt cho chúng. Khi tôi còn trẻ, bằng đại học mở ra nhiều cơ hội nhưng ngày nay nó khác vì thị trường phức tạp hơn và có nhiều người tốt nghiệp đại học thất nghiệp thế.”
Tôi giải thích: “Đó là lí do tại sao điều quan trọng cho bố mẹ và con cái là có đối thoại về lập kế hoạch nghề nghiệp. Đối thoại nghĩa là việc trao đổi ý kiến nơi cả hai bên lắng nghe lẫn nhau và thăm dò các tuỳ chọn. Chìa khoá là việc thảo luận về mối quan tâm của con anh. Là bố mẹ các bạn cần biết lĩnh vực học tập nào làm các cháu ham thích. Chúng muốn làm gì với giáo dục đại học? Kiểu nghề nghiệp nào hấp dẫn chúng? Vì con gái anh sẽ vào đại học sang năm, lĩnh vực học tập nào cháu muốn đi vào? Tôi chắc cháu có lẽ có cái gì đó trong đầu vào thời gian này cho nên anh cần hỏi cháu. Trong thảo luận, cháu sẽ có khả năng giải thích cho anh điều cháu muốn học và tại sao cháu chọn lĩnh vực học tập đó. Nếu cháu còn chưa quyết định thì anh có thể hỏi cháu thích làm cái gì và những điểm mạnh của cháu là gì, điểm yếu của cháu là gì? Môn nào cháu học tốt ở trường phổ thông? Môn nào cháu học giỏi nhất? Loại hoạt động nào cháu thích trong trường? Anh nên thăm dò một số tuỳ chọn nghề nghiệp bằng việc hỏi các câu hỏi như “Con có thể làm gì khi con tốt nghiệp với bằng trong …?” Điều này sẽ làm cho cháu nghĩ nghiêm chỉnh hơn về chọn lựa của mình. Một khi anh đi tới nhiều tuỳ chọn nghề nghiệp, anh có thể làm một danh sách kiểm thực tại bằng việc yêu cầu cháu đánh giá chọn lựa của cháu. Chẳng hạn, anh có thể nói: “Con có thực muốn là người phát triển phần mềm cho dù con có yếu về toán không?” Hay “Con có thực muốn học nghệ thuật không, mặc dầu con biết rằng không việc làm trong khu vực này?” Tất nhiên sẽ có vấn đề trong thảo luận này, nhưng vẫn quan trọng là đối diện với nó bây giờ và phải thực tế về chọn lựa nghề nghiệp thay vì chờ đợi cho tới mãi thời gian về sau. Nhiều thanh niên không biết cách lập kế hoạch nghề nghiệp của họ hay đặt phương hướng cho giáo dục của họ cho nên họ hoặc “đi theo mơ ước của họ” hay “đi theo bạn bè họ” nhưng bạn bè họ cũng không biết họ muốn gì cho nên tất cả họ đều theo cái gì đó mà họ thậm chí không biết. Điều này là thông thường và đó là lí do tại sao các bố mẹ phải có thảo luận nghiêm chỉnh với con cái họ.”
“Một khi cả hai bên đã đi tới với một số chọn lựa thì bước tiếp là làm hẹp lại còn vài chọn lựa. Đây là chỗ anh phải đưa cháu tới thăm vài đại học, gặp gỡ vài cố vấn nhà trường để giúp cho cháu có ý tưởng tốt hơn về nghề nghiệp và lĩnh vực học tập. Cách tốt nhất là nói chuyện với các sinh viên đang học trong lĩnh vực đó để biết thêm, đặc biệt sinh viên năm thứ tư vì họ sắp tốt nghiệp và tìm việc làm. Những sinh viên này có thể nói cho anh nhiều về lĩnh vực học tập cũng như cơ hội việc làm. Anh có thể kiểm cùng trường về tỉ lệ tốt nghiệp và việc làm để xem bao nhiêu sinh viên đang làm việc trong các việc làm có liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Những sự kiện này sẽ cho con gái anh kiểm lại thực tế tốt nhất về học cái gì. Lập kế hoạch nghề nghiệp không bao giờ là sớm và ngày nay điều quan trọng là làm nó sớm nhất có thể được.”
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University