Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.
Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê. Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. ...
Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.
Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.
Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. Đa số nông dân là những người dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn bó với làng, với nước. Nô tì, số lượng không nhiều, là tầng lớp dưới cùng của xã hội. Cuộc sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị.
Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.
Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có các chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ...
Nhiều loại hình văn hoá dân gian đã tồn tại trong thời Đinh - Tiền Lê như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật...