Đọc thêm: Vi hành
Hướng dẫn Giữa năm 1922, Chính phủ Pháp bày ra cuộc đâ’u xảo thuộc địa ở Mác – xây để tuyên truyền cho sự “thịnh vượng” và “tình hình ổn định” của các thuộc địa. Thực dân Pháp đã đưa Khải Định sang dự đế hắn có dịp bày tỏ lòng trung thành với nước Đại Pháp ...
Hướng dẫn
Giữa năm 1922, Chính phủ Pháp bày ra cuộc đâ’u xảo thuộc địa ở Mác – xây để tuyên truyền cho sự “thịnh vượng” và “tình hình ổn định” của các thuộc địa. Thực dân Pháp đã đưa Khải Định sang dự đế hắn có dịp bày tỏ lòng trung thành với nước Đại Pháp tức là làm một món đồ quảng cáo rẻ tiền cho ông chủ thực dân.
Lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Tác giả đã viết một loạt bài vạch trần bộ mặt bán nước và chuyến đi thảm hại vừa nói của Khải Định, trong sô’ đó có truyện ngắn Vi hành.
Vi hành được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp với nhan đề Incognito có nghĩa là ngầm, lén, bí mật, ấn danh, ở đây, Phạm Huy Thông đã chuyến ngữ rất khéo để Incognito thành Vi hành là một từ Hán Việt thật chính xác.
Ngày xưa, các bậc minh quân hay giả dạng thường dân để nghe ngóng, tìm hiểu dân tình bằng cách vi hành, đích thân mình tai nghe mắt thấy, tận chỗ, tận người. Trong truyện ngắn này, Khải Định cũng “vi hành”. Nhưng nếu các bậc minh quân xưa vi hành với ý nghĩa tô’t đẹp vì lợi ích cho muôn dân thì Khải Định, trái lại, vi hành chỉ là đi lén lút đế được thỏa thích ăn chơi với mục đích xấu xa đen tối của riêng mình.
Lồng dưới hình thức một bức thư, Vi hành kể chuyện tác giả bị tưởng nhầm là vua Khải Định đang “vi hành”. Cho rằng hoàng đế An Nam này không biết tiếng Pháp, một đôi thanh niên nam nữ người Pháp trên tàu điện ngầm đã tha hồ nói đủ mọi chuyện xấu xa về hắn. Tác giả đã chỉ ra cái lố lăng, kệch cỡm của Khải Định, một ông vua bù nhìn, tay sai, thật đáng chê cười. Đó là hình dáng xấu xí, thô kệch (mủi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh…), phục sức cổ lỗ kì quặc (bộ lụa là, có cả cái chụp đèn) trang điểm lô’ bịch (đủ cả bộ hạt cườm). Đã vậy, hắn còn ăn chơi vô độ ở trường dua, tiệm cầm dồ như loại công tử bé. Dưới mắt đôi thanh niên đó nói riêng, người dân Pháp nói chung, Khải Định không khác gì một tên hề rẻ tiền mà “ông bầu Nhả hát múa rối có dinh ki giao kèo thuê dấy”, nghĩa là người Pháp xem y là một trò đùa để mua vui, giải trí.
Ngoài ra, Vi hành cũng châm biếm một số người Pháp như đôi thanh niên trong truyện. Họ sống nông cạn và hời hợt: dọc báo chỉ đế xem những chuyện li kì, mua vé rất đắt tiền chỉ đế coi mặt vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên; xem các trò nhào lộn, leo trèo xứ Công – gô. Báo chí thì chạy theo thị hiếu tầm thường. Họ lại rất kì thị dân tộc, nói về người Việt Nam với giọng điệu: “cái mũi tẹt ấy, đôi mắt xếch ấy…, cái mặt bủng như vỏ chanh ấy…”.
Truyện cũng tố cáo chính sách thuộc địa giả dối, độc ác của thực dân Pháp tại các xứ thuộc địa nhất là tại Việt Nam. Nhà văn tố cáo bọn chúng bắt dân thuộc địa phải uống rượu cồn và hút thuốc phiện. Người châm biếm mát mẻ khi nói về ý đồ của nhà “vi hành”: “Phải chăng là ngài muốn biết người dân Pháp dưới quyền cai trị của bạn ngài là A-lểch-xăng Đệ nhất có được sung sướng, có dược uống nhiều rượu và được, hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không’?”.
Nguyễn Ái Quốc cũng châm biếm hiện tượng: Tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa. Nhà văn cũng chế giễu chế độ mật thám cho Chính phủ Pháp. Người gọi đám mật thám được cử theo dõi Người là “những người phục vụ thầm kín, rụt rè vô tư và hết sức tận tụy”, “dính chặt với tôi như hình với bóng”.
Mai Thu