06/02/2018, 00:33

Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)

Hướng dẫn 1. Bốn câu thơ đầu: Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai. (Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi.) Nói lên quy luật hóa sinh ...

Hướng dẫn

1. Bốn câu thơ đầu:

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

(Xuân qua, trăm hoa rụng,

Xuân tới, trăm hoa tươi.

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi.)

Nói lên quy luật hóa sinh tuần hoàn của tự nhiên, của con người. Hoa là một sự vật tự nhiên cũng chẳng khác chi con người, cũng biến đổi, vô thường không bao giờ đứng yên, bất biến. Nhà thơ cũng như nhiều nhà sư khác thường dùng hình ảnh hoa rụng, hoa nở để nói về cái vòng bánh xe luân hồi, không ngừng chuyển động của sự sống.

Ở đây, nhà thơ đã nhìn nhận sự vật theo quy luật sinh trưởng, phát triển: mùa xuân qua, trăm hoa rụng, mùa xuân tới, trăm hoa tươi. Ông nói xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi. Nếu đảo câu thơ thứ hai lên vị trí câu thơ đầu thì tuy vẫn nói lên được cái quy luật tuần hoàn biến đổi nhưng lại là cái nhìn sự vật theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng.

Hơn nữa, hình ảnh hoa rụng, hoa nở ở đây là để nói về cái vòng bánh xe luân hồi không ngừng chuyển động. Theo giáo sư Trần Đình Sử, sự sống là một vòng luân hồi, đời nay chỉ là một khâu của đời trước và đời sau. Cho nên nhà thơ nói hoa rụng trước như một kiếp trước, rồi nói “xuân tới trăm hoa tươi” là một vòng sau, kiếp sau. Nếu nói hoa nở rồi hoa tàn thì chỉ mới nói được có một kiếp trong một vòng.

Hai câu thơ tiếp theo từ cảnh biến đổi của thiên nhiên nói đến việc người:

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

(Trước mắt việc đi mãi,

Trên đầu già đến rồi).

Con người cùng với thời gian trôi nhanh đến chóng mặt thì tuổi trẻ đã qua đi và tuổi già bỗng đến; trên đầu đã bạc trắng từ lúc nào rồi. So với hai câu thơ đầu, hai câu thơ sau có sự đối nghịch. Hoa rụng rồi hoa lại nở nhưng người đã già đâu thể lại trẻ trung. Trong khi trăm hoa tươi thì người trên đầu già đến rồi. Trong dòng thời gian vô thỉ vô chung, cuộc đời chỉ là khoảnh khắc. Hai câu thơ phản ánh quy luật nhân gian: sinh, bệnh, lão, tử của nhà Phật. Muốn thanh thản được trước điều khổ đau bế tắc vừa nói, con người phải nhờ cách giải thoát được nêu ra ở hai câu thơ cuối:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một cành mai).

2. Hai câu thơ cuối không phải là thơ tả thiên nhiên mà là hai câu thơ thể hiện quan niệm triết lí của đạo Phật: Khi đã thấu hiểu chân lí, nắm vững quy luật, nghĩa là đã ngộ đạo thì con người có thể vượt lên trên cái quy luật sinh hóa thông thường. Người đắc đạo, ngộ đạo trở về với cái bản thể vĩnh hằng bất hoại, bất biến, không sinh không diệt như thể nhành mai bất chấp xuân tàn đêm qua sân trước vẫn tươi nở.

3. Được viết vào lúc đau yếu, bệnh tật đe dọa tính mệnh, nhưng bài thơ vẫn thể hiện một tâm hồn bình thản yêu đời, yêu cuộc sống, một tâm hồn rất mực lạc quan. Khởi đầu bài thơ là “Xuân tàn” và kết thúc bài thơ là một nhành mai nở tươi đêm qua xuân trước đã đủ thể hiện một cách nhìn, một tư duy lạc quan trước cuộc sống.

Mai Thu

0