Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương sơn phong cảnh ca)
Hướng dẫn PHÂN TÍCH 1. Khổ đầu Trong khổ thơ đầu, Chu Mạnh Trinh đã giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn và cảm nhận ban đầu của nhà thơ khi vừa đặt chân đến đây: Bầu trời cảnh Bụt Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay Kìa non non, nước nước, mây mây, “Đệ nhất ...
Hướng dẫn
PHÂN TÍCH
1. Khổ đầu
Trong khổ thơ đầu, Chu Mạnh Trinh đã giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn và cảm nhận ban đầu của nhà thơ khi vừa đặt chân đến đây:
Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây,
“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?
Bốn câu thơ nhỏ mở ra một khung cảnh thiên nhiên mênh mộng xinh đẹp: trời mây non nước điệp trùng. Tất cả thắm đượm một màu thiền. Bốn từ ngắn gọn của câu mở đầu “Bầu trời cảnh bụt” cô đọng cả ý tứ của toàn bài ca. Bụt cũng là Phật nhưng đã được dân gian hóa. Bụt ở đây không phải là chuyện tôn giáo thuần túy mà còn là hình ảnh của huyện thoại dân gian. Vì vậy, câu thơ đầu đã đem lại cho người đọc một cảm tình gần gũi dân gian mà hư ảo và thanh thoát. Ba câu thơ còn lại nhà thơ nói về thú đến Hương Sơn, "Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay". Trong bài Hương Sơn nhật trình, Chu Mạnh Trinh nói rõ hơn về cái thú này: Hương San là thú thanh cao. Những là nay ướcmai ao mấy lần”. Đã kéo dài theo năm tháng bấy lâu nay đến Hương Sơn là niềm ao ước khát khao của nhà thơ. Câu thơ đủ để thấy đây là một cuộc ngoạn du của một kẻ trần thế nhằm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thắng tích và thiên nhiên, chứ không phải một cuộc hành hương của một Phật tử sùng đạo đến đây đế chiêm bái Đức Phật. Trong câu thơ tiếp theo “Kìa non non, nước nước, mây mây”, cách láy danh từ làm cho câu thơ như trải rộng ra chập chùng, tầng tầng, lớp lớp, thực hư, hư thực, lâng đãng, bồng bềnh. Giữa toàn cảnh ấy, nổi bật lên cảnh động Hương Tích Chùa Hương trong câu hỏi ngắn, hỏi mà có ý khẳng định “Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải”. Cách đảo ngữ đầy nhạc tính của câu thơ này đã thể hiện được vẻ lâng lâng, ngỡ ngàng, vui sướng, nửa tin nửa ngờ của nhà thơ trước cảnh đẹp.
2. Khổ giữa
Trong khổ giữa của bài thơ, Chu Mạnh Trinh đã khắc họa đầy sinh động hình ảnh của cảnh đẹp Hương Sơn, với cả không khí, âm thanh, hình sắc xinh đẹp một cách kì ảo và thoát tục: nhà thơ nói về suối, rừng và tiếng chuông chùa:
Thỏ thẻ rừng mai chim cáng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Mở đầu là hai câu thất ngôn đảo phách, ngắt nhịp kiểu thơ Đường luật, thế hiện vẻ tĩnh lặng như được bao phủ bởi một không khí thiền. Tiếng chim hót “thỏ thẻ” chậm rãi, nỉ non gọi bầy, vừa hót vừa mổ trái mơ vàng. “Chim cúng trái” là hình ảnh độc đáo, thần tình, ít nhiều gợi lên hình ảnh bao khách hành hương đang đứng dưới mái chùa xưa lom khom khấn vái trước mâm ngũ quả trên bàn thờ Phật. Bên cạnh đó là hình ảnh đàn cá nơi suôi Yến từ từ bơi như đang cùng du khách nghe kinh. Phải chăng đây là hai câu thơ đẹp và hay nhất của bài. Cảnh vật lung linh trong sắc thái trang nghiêm mà gần gũi. Âm hưởng các câu thơ khoan thai, tưởng như tâm trạng lâng lâng thư thái của khách nhàn du đang ung dung chiêm ngưỡng thiên nhiên và di tích thắng cảnh. Hòa vào khung cảnh thiên nhiên kì ảo ấy, con người bất chợt “giật mình” nhận ra cái nhỏ bé, tầm thường hữu hạn của cuộc đời “tang hải”. “Khách tang hãi giật mình trong giấc mộng” là như vậy.
Hai khố thơ tiếp theo cũng là cảnh sắc Hương Sơn theo bước chân ngoạn cảnh của nhà thơ. Bằng lôi liệt kê, dùng điệp từ để tả, để vẽ Chu Mạnh Trinh giới thiệu các di tích thắng cảnh tiêu biếu. Nhà thơ chỉ gợi lên và đế nhạc điệu bổng trầm của vần thơ dẫn dắt sức tưởng tượng của người đọc Ịần theo một bức tranh tứ bình đặc sắc:
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Một khúc ca ngắn với bốn chữ này vang lên như bốn nốt nhấn mời gọi chúng ta hãy lắng nghe tiếng chuông chùa từ xa đưa lại giữa một vùng “bầu trời cảnh Bụt” hữu tình mà thanh thoát xiết bao. Bức tranh hoành tráng ấy đang như trải rộng ra, chờ đợi bước người đến chiêm ngưỡng: Từ các thạch nhũ long lanh nhiều màu sắc như dệt gấm, đến đặc biệt hơn nữa, thăm thẳm trong hang bóng mặt trăng lồng soi con đường đá gập ghềnh uốn éo dẫn lối vào cửa Phật quanh co lên cao vút tới chân mây. Từ mở đầu bài thơ đến đoạn mô tả từng cảnh vật cụ thể, ta đều thấy từng dòng thơ thế hiện rõ bút pháp tài hoa gợi tả của Chu Mạnh Trinh, một bậc tạo nhân mặc khách đương thời:
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây,
Chừng giang san còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp dặt.
Các câu thơ kéo dài không ngắt nhịp, “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt, Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” với giọng điệu chậm rãi, trang trọng, bề thế, như gợi lên được một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ sừng sững hiện ra. Hương Sơn có “dường lên trời”, “có hang xuống âm phủ, địa ngục”. Các từ láy “thăm thẳm”, “gập ghềnh” ngỡ như cho thây cả độ sâu của hang động và nét lượn cheo leo uô’n khúc của sườn non. Cách đảo ngữ “tliăm thẳm trong hang”, “gập ghềnh mấy lối” càng nêu bật được vẻ đẹp của hang.
Ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của hang động, Chu Mạnh Trinh không khỏi nảy sinh một nghi suy lạ kì độc đáo:
Chừng giang san còn đợi ai dây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.
“Ai” trong “đợi ai dây” tuy là phiếm chỉ đại từ nhưng là để chỉ những người biết thưởng thức nâng niu của “giang sơn” này như một tri âm, tri kỉ. Xưa nay, vẻ đẹp dù của núi sông hay của giai nhân cũng đều cần phải có mắt xanh “biết người biết của”, vẻ đẹp ấy sinh ra là để cho bậc người ấy… Đó là ý nghĩa thường thấy của nhiều người xưa nay.
3. Khổ xếp
Ba câu cuối của bài hát. nói là một tấm lòng mến yêu khôn xiết của nhà thơ khi đối cảnh sinh tình:
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bì còng đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.
Ba câu thơ thế hiện một không khí trang nghiêm thành kính thế hiện một niềm vui, hơn thế nữa, một niềm tự hào, làm nên từ những rung cảm của một tâm hồn nghệ sĩ. Tâm hồn ấy đã ngây ngất trước bức tranh hữu tình và sinh động của giang sơn đất nước. Câu thơ sau cùng: “Càng trông phong cảnh càng yêu" đé hiện rõ ra cái cốt cách tài tử của thi nhân, chưa thể thoát tục vì còn nặng lòng trần thê (yêu ghét, ham thích, say mê).
4. Tổng kết
Chu Mạnh Trinh đã cảm nhận vẻ đẹp của thắng tích Hương Sơn không phải với tư cách một Phật tử yếm thế lánh đời mà là với tư cách một con người ham mê thưởng thức vẻ đẹp của non sông đất nước, có tính cách nhập thế của một bậc văn nhân tài tử rất mực tài tình.
Như vậy, Hương Sơn phong cảnh ca đúng là một bài thơ đặc sắc. Trong bài, nhà thơ ít dùng từ ngữ Hán Việt khó hiểu hay điển tích cầu kì, mà chỉ sử dụng tiếng Việt đầy nhuần nhị giàu hình tượng mà cũng giàu nhạc- tính. Nếu bàn tay tạo hóa khéo xếp đặt làm nên một vùng gấm hoa của đất nước kì thú, hữu tình thì chính Chu Mạnh Trinh, với ngòi bút tài hoa của mình, đã đế lại cho đời sau, cũng phong cảnh ấy, nhưng bằng thơ.
Mai Thu