Đọc, hiểu bài “Dù sao Trái Đất vẫn quay!” và trả lời câu hỏi, Trong thế kỉ XV-XVI, ý kiến chung ở châu Âu thời bấy giờ đều...
Dù sao trái đất vẫn quay – Đọc, hiểu bài “Dù sao Trái Đất vẫn quay!” và trả lời câu hỏi. Trong thế kỉ XV-XVI, ý kiến chung ở châu Âu thời bấy giờ đều nghĩ rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, nó đứng một chỗ. Đọc, hiểu bài “Dù sao Trái Đất vẫn quay!” -Trả lời câu ...
Đọc, hiểu bài “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”
-Trả lời câu hỏi:
1. Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
2. Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? Vì sao tòa án Giáo hội lúc ấy xử phạt ông?
3. Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và của Ca-li-lê thể hiện ở chỗ nào?.
BÀI LÀM
1. Trong thế kỉ XV-XVI, ý kiến chung ở châu Âu thời bấy giờ đều nghĩ rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, nó đứng một chỗ, còn Mặt Trời, Mặt Trăng và muôn ngàn vì sao trên bàau trời đen phải quay xung quanh trái đất. Giáo hội Thiên chúa và Nhà thờ cũng khẳng định như thế!
Nhưng nhà thiên văn học người Ba Lan Cô-péc-ních (1473-1543) sau nhiều năm quan sát và nghiên cứu, năm 1543, ông đã cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
Ý kiến của Cô-péc-ních đã làm cho mọi người vô cùng sửng sốt, Nhà thờ và Giáo hội đã nghiêm khắc lên án, cho đó là tà thuyết vì nói ngược với lời phái bảo của Chúa Trời!
Đúng 89 năm sau, đó là năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê người Ý (1564-1642), lúc đó đã 68 tuổi cho ra đời một cuốn sách mới nhằm khẳng định và cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức bị Giáo hội và Nhà thờ phản ứng dữ dội: ra lệnh cấm cuốn sách ấy, mở phiên tòa, đem Ga-li-lê ra xét xử, xem Ga-li-lê là một tội đồ với lời phán quyết: hoặc là nhà bác học già phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng quả đất quay, hoặc phải chịu hình phạt đưa lên giàn hỏa thiêu. Thật buồn cười là nhà bác học già sau khi bước ra khỏi phòng xét xử của Tòa án Giáo hội, đã bực tức nói to: “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!”.
Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ dám đi ngược lại lời phán truyền của Chúa Trời, dám viết sách nêu lên ý kiến ‘Trái Đất quay” không sợ thần quyền, bạo lực của Giáo hội, tòa án của Nhà thờ trung cổ. Lòng dũng cảm của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê là đã đề cao sự thật, khẳng định chân lí khoa học với tất cả niểm tin! Cô-péc-ních chết trước khi cuốn sách của ông bị Nhà thờ thiêu hủy; còn Ga-li-lê thì phái trải qua 10 năm trời trong cảnh tù ngục với bao hình phạt man rợ’. Nhưng cuối cùng chân lí khoa học “Trái Đất quay” đã thắng!