08/02/2018, 15:18

Diop là gì trong cận thị, 1 đi ốp là bằng bao nhiêu độ, kí hiệu -D là gì

Tìm hiểu đơn vị Diop là gì và cách quy đổi 1 điốp bằng bao nhiêu (mấy) độ cũng như ký hiệu –D trên kính cận thị phải hiểu như thế nào cho đúng. Cận thị trở thành tật ở mắt bắt gặp rất nhiều ở trẻ, kể cả người lớn tại Việt Nam. Chúng ta thường hay gọi bị cận 1 độ, 2 hoặc 3 độ chứ cũng không biết ...

Tìm hiểu đơn vị Diop là gì và cách quy đổi 1 điốp bằng bao nhiêu (mấy) độ cũng như ký hiệu –D trên kính cận thị phải hiểu như thế nào cho đúng. Cận thị trở thành tật ở mắt bắt gặp rất nhiều ở trẻ, kể cả người lớn tại Việt Nam. Chúng ta thường hay gọi bị cận 1 độ, 2 hoặc 3 độ chứ cũng không biết thuật ngữ đó về bản chất là gì. Khó hơn nữa, người ta còn nhắc tới khái niệm Đi-Ốp hoặc viết trên mặt kính cận là –D. Vậy ĐiỐp là gì và cách quy đổi ra mấy độ.

Tìm hiểu khái niệm Diop


Diop đọc thành Điốp hoặc Đi-Ốp, là đơn vị đo độ cong của mắt kính. Nếu càng nhiều đi ốp thì mắt kính càng dày, tức tình trạng cận của bạn càng nặng. Chính xác hơn, Diop là thước đo độ cong của Thấu Kính.

1 Điốp = 1/f trong đó f tiêu cự của thấu kính. Từ giá trị của Diop thì bạn có thể suy ra được giá trị của f. Ví dụ, nếu 1 đi-ốp thì f = 1m, còn nếu 2 đi-ốp thì f=1/2m. Cứ như vậy, người ta khi đó độ cận thị của bạn thì sẽ suy ra được cần cắt kính cận với độ cong bao nhiêu, tức có f là bao nhiêu.

Diop hay Điốp được ký hiệu bằng D và do đây là kính cận, thấu kính lồi nên theo đúng chuyên môn nên trên mặt kính sẽ ghi thành –D. Tức nếu bạn cận 1 độ, tương ứng với 1 đi-ốt thì mặt kính ghi là -1D, còn 2 điốt thì sẽ ghi thành -2D, cứ như vậy, 3 thì ghi -3D.

Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà tại đó mắt không mang kính có thể nhìn rõ được vật. Người bình thường có điểm cực viễn tại vô cực, việc mang kính cận cũng chỉ nhằm mục đích điều chỉnh điểm cực viễn này ra vô cực.

Bạn đừng nhầm khái niệm Điốp (Diop) với Điốt (Diode) nghĩa là Điện cực dùng trong điện tử, pin. Do cách viết và cách phát âm của chúng khá giống nhau nên mọi người dễ lẫn lộn, nhưng nếu để ý thì sẽ tránh được lỗi này.

Riêng về khái niệm thì Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt do võng mạc dãn quá mức nên mắt không thể điều tiết thu nhỏ lại như thường khiến ánh sáng hội tụ không rơi vào đúng vị trí cần để có thể nhìn rõ. Tật khúc xạ này đặc biệt gặp ở lứa tuổi học trò, thanh thiếu niên.

Việc đeo kính cận với độ tương ứng giúp các em hạn chế tình trạng bệnh tăng nặng. Nhiều học sinh và phụ huynh vì sợ mắt các em dại do đeo kính nên thường khuyến khích tháo kính và tập nhìn xa. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì các em dễ bị tăng độ điốp lên.

Xin nhắc lại về câu hỏi 1 diop (Điốp) bằng mấy độ thì khẳng định rằng, 1 đi-ốt bằng 1 độ. Hai đơn vị này mang tính tương đồng, còn nguyên nhân vì sao thì Yeutrithuc.com cũng không biết rõ. Bạn đọc nào biết xin để lại bình luận ở cuối bài viết này nhé. Xin chân thành cảm ơn.


0