24/05/2018, 19:37

Định nghĩa khái niệm

là gì ? là thao tác lôgíc nhằm xác lập nội hàm và ngoại diên của khái niệm đó. Để định nghĩa khái niệm, phải thực hiện 2 việc : Xác định nội hàm. Loại biệt ngoại diên. Ví dụ : ...

là gì ?

là thao tác lôgíc nhằm xác lập nội hàm và ngoại diên của khái niệm đó.

Để định nghĩa khái niệm, phải thực hiện 2 việc :

  • Xác định nội hàm.
  • Loại biệt ngoại diên.

Ví dụ : Ghế là vật được làm ra dùng để ngồi.

Định nghĩa này không chỉ vạch ra thuộc tính bản chất (nội hàm) của ghế mà còn phân biệt nó với các vật khác (ngoại diên).

Trong đời sống cũng như trong khoa học, định nghĩa khái niệm là rất cần thiết, nó giúp mọi người hiểu đầy đủ, chính xác và thống nhất đối với mỗi khái niệm.

Cấu trúc của định nghĩa :

Mỗi định nghĩa thường có hai phần, một phần là KHÁI NIỆM ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA, phần kia là KHÁI NIỆM DÙNG ĐỂ ĐỊNH NGHĨA. Giữa hai phần được kết nối với nhau bởi liên từ LÀ.

Khi KHÁI NIỆM DÙNG ĐỂ ĐỊNH NGHĨA đặt trước KHÁI NIỆM ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA thì từ LÀ được thay bằng ĐƯỢC GỌI LÀ.

Ví dụ : Hai khái niệm có cùng ngoại diên ĐƯỢC GỌI LÀ hai khái niệm đồng nhất.

Các kiểu định nghĩa.

Định nghĩa qua các loại và hạng.

Kiểu này dùng để định nghĩa các khái niệm có quan hệ LOẠI – HẠNG. Bản chất của kiểu định nghĩa này là : Xác định khái niệm loại gần nhất của khái niệm được định nghĩa và chỉ ra những thuộc tính bản chất, khác biệt giữa khái niệm được định nghĩa (hạng) với các hạng khác trong loại đó.

Ví dụ : - HÌNH CHỮ NHẬT.

- Khái niệm LOẠI gần nhất của hình chữa nhật là HÌNH BÌNH HÀNH.

- Thuộc tính bản chất, khác biệt giữa HẠNG này (hình chữ nhật) với các HẠNG khác (hình thoi) trong LOẠI đó là có MỘT GÓC VUÔNG. Vậy HÌNH CHỮ NHẬT LÀ HÌNH BÌNH HÀNH CÓ MỘT GÓC VUÔNG.

Định nghĩa theo nguồn gốc phát sinh.

Đặc điểm của kiểu định nghĩa này là : Ở khái niệm dùng để định nghĩa, người ta nêu lên phương thức hình thành, phát sinh ra đối tượng của khái niệm được định nghĩa.

Ví dụ : Hình cầu là hình được tạo ra bằng cách quay nửa hình tròn xung quanh đường kính của nó.

Định nghĩa qua quan hệ.

Kiểu này dùng để định nghĩa các khái niệm có ngoại diên cực kỳ rộng – các phạm trù triết học.

Đặc điểm của kiểu định nghĩa này là chỉ ra quan hệ của đối tượng được định nghĩa với mặt đối lập của nó, bằng cách đó có thể chỉ ra được nội hàm của khái niệm cần định nghĩa.

Ví dụ : - Bản chất là cơ sở bên trong của hiện tượng.

- Hiện tượng là sự biểu hiệu ra bên ngoài của bản chất.

Một số kiểu định nghĩa khác.

  • Định nghĩa từ : Sử dụng từ đồng nghĩa, từ có nghĩa tương đương để định nghĩa.

Ví dụ : Tứ giác là hình có 4 góc.

22 Bất khả tri là không thể biết.

  • Định nghĩa miêu tả : Chỉ ra các đặc điểm của đối tượng được định nghĩa.

Ví dụ : Cọp là loài thú dữ ăn thịt, cùng họ với mèo, lông màu vàng có vằn đen.

0