09/06/2018, 23:08

Điều gì giúp Trái Đất luôn quay quanh Mặt Trời? - Câu hỏi hay

Trái Đất quay quanh Mặt Trời do lực hấp dẫn từ Mặt Trời. Nhưng tại sao Trái Đất không bị lực hấp dẫn hút vào luôn mà lại quay quanh Mặt Trời?. Điều gì khiến hành tinh của chúng ta luôn quay với một vận tốc ổn định? (Quân Anh) ...

Trái Đất quay quanh Mặt Trời do lực hấp dẫn từ Mặt Trời. Nhưng tại sao Trái Đất không bị lực hấp dẫn hút vào luôn mà lại quay quanh Mặt Trời?. Điều gì khiến hành tinh của chúng ta luôn quay với một vận tốc ổn định? (Quân Anh)

sun-and-earth-1392-1425981765.jpg

Ảnh minh họa: earthiris.wordpress.com

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Nhẹ nhàng, duyên dáng, ẩn sâu, /
Mãnh lực hấp dẫn, mày râu tỏ tường. /
Tự do, tự tại bốn phương, /
Nhưng nào thoát được hậu phương đợi chờ! - (Văn Vân)

Do lực hấp dẫn cân bằng với lực quán tính ly tâm. - (Giáng Hương)

Nên nhớ kỹ điều nay hởi các nhà khoa học vĩ đại và viễn vong. Tuyết đối không có vụ nổ bigbang hgì ở đây. Tất cả những gì tồn tại trên vũ trụ này đều là hình thái của sự sống, và sự sống rất đa dạng, phong phú, con người cũng là một hình thái của sự sống và sống bám vào các sự sống khác mà trình độ của con người chưa thể nào hiểu được, nhìn từ góc độ sự sống của vũ trụ thì con người cũng chỉ là một vi rút, vi khuẩn sống bám trên vật chủ khác mà thôi... - (socvang99)

Trái Đất xoay quanh Mặt Trời sinh ra lực ly tâm, và lực ly tâm này bằng với lực hút Mặt Trời tác động vào Trái Đất, do vậy qua hàng triệu năm Trái Đất vẫn không bị hút dính vào. Và vâng, đọc đến đây chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao ngay từ thuở sơ khai Trái Đất lại có thể xoay quanh Mặt Trời, điều này cũng dễ hiểu, vì sau vụ Big Bang thì mọi vật chất đều chuyển động hỗn loạn, Trái Đất lúc đó cũng vậy, giống như thiên thạch di chuyển với vận tốc lớn, và may mắn được Mặt Trời tác động vào với lực hút vừa đủ và lực này vuông góc với phương Trái Đất đang di chuyển lúc đó, cho nên Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, và việc xoay quanh này không gặp ma sát nên nó sẽ tồn tại mãi mãi. Thực ra có rất nhiều hành tinh giống Trái Đất nhưng thiếu may mắn nên đã bị Mặt Trời hút vào. Thân. - (Nguyễn Vũ Nhật Duy)

Theo tôi, Trái đất quay quanh mặt trời mà không bị hút vào là do lực hấp dẫn cân bằng với lực ly tâm của trái đất; Trái đất quay với vận tốc đều là do không có ngoại lực (lực cản chẳng hạn) tác động. - (duc_mynhatbr)

Mời bạn hỏi Người sáng lập nhé, suy nghĩ cho mệt chi, hỏi xong nhớ cầu nguyện nhiều hơn
Tuyệt tác của Thượng Đế!!! - (hdkvn2003)

- Trái đất không bị mặt trời hút vào bởi lực hấp dẫn vì trái đất có lực ly tâm, do quay xung quanh mặt trời, cân bằng với lực hấp dẫn. Đúng!
- Nếu đúng sao Trái Đất quay theo quỹ đạo hình bầu dục (ellipse) mà không quay theo hình tròn. Với quỹ đạo hình bầu dục, Trái Đất có lúc gần mặt trời và xa mặt trời. Lúc gần thì lực hấp dẫn giữa mặt trời và trái đất tang lên, và lúc xa thì lực hấp dẫn giảm xuống. Vậy làm sao gọi là lực hấp dẫn cân bằng với lực ly tâm?
- Nếu vậy thì lực ly tâm phải giảm xuống? Nếu lực ly tâm phải tăng lên khi trái đất gần mặt trời và tăng lên khi xa mặt trời. Vậy thần linh nào điều khiển trái đất giúp chúng ta? Hay Trái Đất có trí tuệ tự nhận biết? Sai
- Hoặc nếu vậy thì khối lượng mặt trời lúc giảm lúc tăng. Thần linh nào đến Mặt Trời đào đất lấy đi vài tháng rồi mang trở lại đấy vài tháng sau đó rồi cứ lập đi lập lại xuân thu nhị kỳ? Sai
Trả lời: Trái Đất cùng 8-9 hành tinh khác cùng quay xung quanh mặt trời thành 1 hệ thống gọi là Thái Dương Hệ với chu kỳ và tốc độ khác nhau. Mỗi hành tinh (planet) có chu kỳ (1 khỏng thời gian) xoay quanh mặt trời khác nhau. Trái đất là 365 ngày lẻ mấy phút, mấy giây gì đó. Vì khoảng cách từ mỗi hành tinh đến mặt trời là khác nhau nên lực hút khác, bán kính quay khác, nên vận tốc quay khác và lực ly tâm cũng khác. Nếu các hành tinh có cùng khối lượng mà bố trí cách xa mặt trời khác nhau thì càng ra xa hành tinh phải quay càng chậm. Nếu không nó sẽ văng ra ngoài cuộc chơi vì lực ly tâm tỉ lệ với bình phương bán kính. Rất may, mỗi hành tinh có khối lượng khác nhau và khoảng cách đến MT khác nhau nên việc quay với vận tốc thế nào là việc của mỗi hành tinh. Nếu mỗi hành tinh không biết chon cho mình tốc độ quay thì nó đã văng ra khỏi Thái Dương hệ hồi nẩm hồi nao rồi.
Như vậy, từ khi hỗn mang (có thể từ vụ nổ Big Bang) các hành tinh đã quay lộn xộn và va chạm rồi dần dần loại bỏ nhau, kết hợp để cuối cùng chúng tạo thành vũ trụ ngày càng ngăn nắp và trật tự hơn. Qua hàng bao nhiêu tỉ năm, trật tự ấy ngày càng cải thiện. Thái Dương hệ là 1 trong những cải thiện gần như hoàn chỉnh là chúng tự cân bằng các lực với nhau.
- Sao gần như là hoàn thiện mà không phải là hoàn thiện tuyệt đối. - (TNTQ)

Tại trái đất: vận tốc vũ trụ cấp 1 = 7,9km/s, tại mặt trời vận tốc vũ trụ cấp 1 = vận tốc các hành tinh, tại lỗ đen có lẽ vận tốc vũ trụ cấp 1 >= c. - (Thoát)

chào các bạn mình là Kim Thanh Thiện khoogn hiểu về thiên văn nhưng mình có triết lý về thiên văn. Chúng ta biết trái đất quay quanh mặt trời. Vậy hệ mặt trời của chúng ta co quay quanh một hệ nào khác không? trả lời là có vậy tại sao các ngôi sao, các thiên thạch, các hành tinh điều quay? trả lời là mỗi cấu trúc của các vật điều co cấu taooj nhỏ nhất là những hạt siêu điện tích. chúng ta gọi đó là hạt năng lượng. Nó tồn tại dạng khác nhau nhưng hạt năng lượng này nó có lực hút và lực đẩy và vậy thì tại sao quay giả sử làm sao mà không ngừng cầu này khó trả lời vì tạo sao no không đứng yên mà vận động? nếu lực đẩy thì đẩy xa, lút hút hút gần quay quanh là nhờ vào vao các hành tinh khác hay ngoi sao khác và hệ cũng chuyển động.  - (Kim Thanh Thiện)

Nếu lực hấp dẫn bằng lực li tâm vậy tại sao trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip, ma ko phải hình tròn. Tất cả còn nhiu bí ẩn ma các nha vũ trụ học chưa giải thích dc ma - (Nước Mắt Chàng Trai)

Khả năng của Trái đất giữ gìn quỹ đạo tương đối ổn định quanh Mặt trời cũng liên quan đến ảnh hưởng của Năng lượng Điểm Không (ZPE). - (Brian Adams)

Tôi có ý kiến:"Đó là Trời sinh ra thế"-Trạng Quỳnh.Cái mà chúng ta gọi là Sáng tao,Phát minh ...Thực chất đã có sẵn trong tự nhiên ,trong quá trình tiến hoá.Con người chỉ dò dẫm tìm kiếm và Phát hiên ra mà thôi. - (Sonygau)

Don gian, mat troi luon chay do ruc suy ra mat troi mang điện tích dương (+). Trái đất có gần 52% là đàn ông. Mà đàn ông thì đương nhiên là dương. Theo vật lý thì 2 vật thể mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau nên trái đất không bao giờ và vào mặt trời. - (Duc minh)

Theo thuyết tương đối khối lượng làm cong không thời gian. Quĩ đạo trái đất là đừơng thẳng và chuyển động nhờ quán tính - (Bay Mai)

cái nay là do thượng đế sắp đặt bạn ạ nếu không mặt trời hút một hành tinh khác vào thì khối lượng của mặt trời tăng,khi đó lục hấp dẫn cũng tăng và trái đất sẽ bị hút vào mặt trời.hay do thiên thạch cũng vậy một khi thiên thạch va chạm với trái đất thì cũng sẽ làm trái đất đi lệch quỹ đạo,hoặc là bị hút vào mặt trời hoặc là bay xa khỏi mặt trời bạn ạh. - (baomytuankiet)

Không phải trái đất chuyển động tròn maˋ laˋ chuyển động thẳng trong không - thời gian . Nhưng do mặt trời làm cong không thời gian nên ta thấy no´ chạy vòng - (Độ Mai)

nói đơn giản nhất là trái đất nằm ở vùng lý tưởng nhất . - (duong ngoc ly)

Tại mặt trời xinh gái ... Nhiều vệ tinh là đúng rồi rực rỡ thế cơ mà - (Bùi Thanh Tùng)

Lực hút của mặt trời + lực hút mặt trăng + lực ly tâm khiến tđ quay vậy thui - (Tieubocap9x)

Vũ trụ là chủ đề thật thú vị - (haquangthao2014)

theo quan điểm hiện đại thì trái đất quay quanh mặt trời hay mặt trăng quay quanh trái đất ko phải do lực hấp dẫn. mà thực chất ở đây là do trái đất di chuyển trong vùng không gian cong do mặt trời tạo ra ( tất cả các vật mang khối lượng lớn như 1 ngôi sao hay 1 hành tinh đều bẻ cong ko gian xung quanh nó). giống như viẹc để 1 quả bóng lên 1 tấm lưới. tấm lưới sẽ trùng xuống, rồi ta tác động 1 lực vào viên bi. viên bi sẽ quay xung quanh vũng trũng đó 1 thời gian trước khi chạm vào quả bóng. đối với trái đất và mặt trời thì thời gian này là cả tỷ năm. nhưng chắc chắn nếu tồn tại đủ lâu thì trái đất sẽ gặp mặt trời. - (Dinh Trong Dao)

các nhà khoa học lẫy lừng còn chưa giải thích được mà các bác đoán già đoán non và cãi nhau chi cho mệt vậy, việc tại sao trái đất tự quay được cũng còn chưa giải thích được nữa mà. - (happythanh)

lực hấp dẫn là lực duy trì cho 2 đối tượng cách nhau ở khoảng cách R: F= G*M1*M2/ R2, nó khác với các trường lực khác . Tôi nghĩ vậy - (lanthufam.dung)

chắc là mặt trời nóng quá lên trái đất không dám dâng gần - (van kien)

Nói chung là nhờ có mặt trăng mà trái đất chưa bị hút vào mặt trời thôi vì trái đất ko lực quán tính để thắng lực hấp dẫn của mặt trời. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dù trái đất quay theo quỹ đạo nhưng ko nhớ là bao nhiêu năm là quỹ đạo trái đất lệch thêm chút ít nếu ko có lực tác động giữa trái đất và mặt trăng thì lực hấp dẫn của mặt trời sẽ kéo trái đất lệch khỏi quỹ đạo lớn hơn và chỉ còn tính đến thời gian thì trước sau gì trái đất cũng bị mặt trời nuốt chửng mà thôi. - (zz_boy_men_xx)

Theo mình biết các vật thể trong vũ trụ đều có quán tính là di chuyển theo 1 đường thẳng.. Nhưng nhờ có lực hút của mặt trời nên đã giúp trái đất quay vòng.. Giống như bạn buộc sợi chỉ vào 1 vật cố định và đầu kia buộc vào 1 hòn bi.. Nếu có 1 lực đẩy hòn bi về phía trước nó sẽ quay vòng vật cố định kia =))) - (Nguoitanoi96)

Nếu có câu trả lời đúng nhất.. còn ở phía trước. - (TranTam)

khi phi thuyền đi vào quỹ đạo , để tránh bị hút về trái đất thì nó sẽ phải luôn được canh chừng để được nâng lên độ cao cần thiết , vậy dựa vào cách này ta cũng đoán được trái đất cũng đang được theo dõi để nó không bị rớt xuống mặt trời , xưa nay chưa có ai đưa ra chính xác khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là bao nhiêu , và nó có bị giảm tí nào hay không, và tôi tin chính loài người đang điều khiển trái đất này , và nếu môi trường liên tục bị hủy hoại thì khoảng cách trái đất và mặt trời sẽ giảm dần , và khi đạt đến giới hạn thì con người sẽ phải tiến hóa thành một loài khác không cần nước và thích ăn mặn./. - (quang)

0