25/05/2018, 17:12

Điều chuyển TSCĐ cho chi nhánh có cần phải xuất hóa đơn

Đ iều chuyển TSCĐ cho chi nhánh có cần phải xuất hóa đơn là câu hỏi đặt ra đối với công ty có chi nhánh. Khi có sự điều chuyển TSCĐ giữa các chi nhánh hoặc giữa Công ty và chi nhánh 1. Cơ sở pháp lý về điều chuyển TSCĐ cho chi nhánh có cần phải xuất hóa đơn Thông tư số ...

Điều chuyển TSCĐ cho chi nhánh có cần phải xuất hóa đơn

là câu hỏi đặt ra đối với công ty có chi nhánh. Khi có sự điều chuyển TSCĐ giữa các chi nhánh hoặc giữa Công ty và chi nhánh

1. Cơ sở pháp lý về điều chuyển TSCĐ cho chi nhánh có cần phải xuất hóa đơn

  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính: hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP
  • Thông tư 219/213/TT-BTC của Bộ tài chính

2. Điều chuyển TSCĐ giữa các chi nhánh hạch toán độc lập

Theo tiết b.2 khoản 2.15 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân. Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định”

Như vậy:  Điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị hạch toán độc lập thì phải lập hóa đơn GTGT.

3. Điều chuyển TSCĐ giữa tổng công ty và các chi nhánh

Ngoài ra theo tiết a, b khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

“a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có:

Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết;

Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn. (Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp. Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh. Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản. Kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập. Hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh. Thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.”

Kết luận:

  • Trường hợp chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập thì khi điều chuyển tài sản cho chi nhánh. Tổng công ty phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc thì Tổng công ty phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không cần phải xuất hóa đơn.

Xem thêm:

Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con

Tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp

0