Địa ngục
là nơi Diêm Vương cai trị và làm việc. Đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết và được Diêm Vương phán xử một cách công bằng về những điều tội lỗi hoặc việc thiện của con người khi còn sống. Truyện thần đất bị đánh Thần thoại ông Trời Theo sổ Tử và sổ Sinh ở ...
là nơi Diêm Vương cai trị và làm việc. Đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết và được Diêm Vương phán xử một cách công bằng về những điều tội lỗi hoặc việc thiện của con người khi còn sống.
-
Truyện thần đất bị đánh
-
Thần thoại ông Trời
Theo sổ Tử và sổ Sinh ở dưới địa ngục, mỗi khi có người đến kỳ hạn phải chết thì Diêm Vương phái hai ba bộ hạ là Ngưu Đầu (Đầu trâu) và Mã Diện (Mặt ngựa) lên cõi trần lôi hồn người chết xuống để xét xử. Có thuyết nói rằng không phải Diêm Vương mà chính là Thành hoàng chuyên giữ sổ sách về tất cả dân số trong vùng mình, phái Ngưu Đầu và Mã Diện đi bắt người chết.
Dù ai phái đi bắt, một khi hồn đã lìa khỏi xác, vẫn giữ hình thái cũ, trước tiên là bị dẫn đến cho Thành hoàng hỏi đã rồi giữ lại xét. Có khi vì trùng tên họ mà bị bắt sai hoặc lầm lẫn mà hồn bị dẫn đến không phải là người tới số chết. Thành Hoàng phải trả hồn về cho thể xác ở trần.
Sau thời gian xét lại xem có thật đúng là hồn tới số không, Thành hoàng mới giao hồn xuống cõi âm. Diêm Vương lật sổ đã ghi chép tất cả những hành động tốt hay xấu của hồn trong khi sống, xét nếu hồn có tội thì đưa qua Thập điện để chịu cực hình tuỳ theo tội trạng. Còn với những hồn làm điều tốt lành trong lúc sống thì được đưa đi hoặc về thế giới cực lạc Tây phương hoặc về thế giới thần tiên ở núi Côn Lôn hay đầu thai sống lại kiếp khác.
Những hồn đã gây nên nhiều tội ác lớn thì phải chịu tất cả mọi cực hình ở . Sau mỗi cực hình, hồn trở lại như cũ để chịu cực hình khác, như đã bị phanh thây ra từng mảnh thì xác hoàn nguyên lại, hoặc đã bị bỏ vào vạc dầu sôi rồi, đến khi vớt ra thì sống lại. Khi hồn đã chịu qua đủ mọi cực hình để đền bù những tội lỗi trước kia rồi, cuối cùng hồn đến trước điện thứ mười để vua Thập điện quyết định cho hồn đầu thai kiếp người hay kiếp thú. Có sáu nghiệp đầu thai, tốt là thành Thần, thành người, thành ma, xấu là thành quả Đia ngục, ma đói, thú vật.
Những hồn đầu thai làm thú vật vẫn không quên kiếp trước làm người của mình, dù hóa làm gà hai lợn, hồn cũng sẽ đau đớn như người một khi giống này bị chọc tiết, xẻ thịt, nhưng lại không thể nói năng tiếng người được nữa, vì đã ăn cháo Lú mê muội quên đi rồi. Thứ cháo Lú này do một mụ Ngạ quỷ ngồi nấu ở bên trong cửa ra khỏi âm phủ. Tất cả những hồn ngang qua đây để đi đầu thai đều bắt buộc phải húp cháo Lú, để quên kiếp trước, quên thời gian ở địa ngục, quên tiếng nói của mình.
Sau khi ăn cháo Lú rồi, nếu hồn phải hóa kiếp làm loài vật, thì quỷ Thập điện khoác lên vai hồn lớp da con thú sẽ đầu thai, rồi đưa qua cầu Khổ ải ở trên một dòng sông sâu nước đỏ màu máu, hồn bị đẩy rớt xuống sông cho dòng nước cuốn trôi đi qua kiếp khác. Cũng có người cho rằng hồn phải bước lên bánh xe pháp luân để cho xe quay đẩy lên cõi trần.
Thế giới cõi âm có một thành trì lớn, những hồn người chết phải qua cửa Ngạ qủy (quỷ môn quan) vào đây. Trong thành có cung điện của Diêm Vương các khu vực tòa án, những nơi cực hình cùng nhà cửa của quan lại địa ngục, quỷ sứ cõi âm, chỗ ở của những hồn chờ đi đầu thai. Đối diện với Quỷ môn quan, con sông Nại - Hà bọc quanh thành, có ba cái cầu: một cầu bằng vàng dành cho những hồn hóa thành thần thánh, một cầu bằng bạc cho những hồn nhân đức, một cầu dành cho những hồn tầm thường hay tội lỗi. Cầu dài nhiều dặm, nhưng bề ngang chỉ có ba bước, không có thành cầu. Những hồn tội lỗi muốn qua cầu không thể nào tránh khỏi rơi xuống sông nước cuồn cuộn chẩy bên dưới, bị làm mồi cho rắn đồn và chó sắt tranh nhau cắn xé.
Hồn người chết chẳng những phải chịu trách nhiệm về những hành vi trong đời sống vừa qua, mà còn ở các đời trước nữa.
Hồn không thể nhớ được vì đã ăn cháo Lú mỗi lần ra khỏi , song ở Thập điện có sẵn một cái gương lớn, gọi là gương tội ác, đặt ở tại tòa án Diêm Vương. Hồn nhìn vào trong gương sẽ thấy rõ hình dáng mình trong các kiếp trước cùng những tội lỗi đã gây nên, Diêm Vương căn cứ vào các tội lỗi hiện ra trong gương mà kết án.
Gần thành vong hồn, có thành Oan hồn Uổng tử. Những kẻ chết trước ngày giờ đã ghi trong sổ sinh tử, dù tự sát hay chết vì tai nạn đều bị dẫn hồn đến nơi đây. Những hồn chết oan uổng này hóa thành qủy đói, phải sống đời đời ở cõi này, không đầu thai lại được, trừ khi kiếm được hồn khác thay thế, như hồn người chết thắt cổ phải dẫn một hồn thắt cổ, hồn người chết đuối phải dẫn một hồn chết đuối. Để cho những oan hồn này kiếm được kẻ thay thế sau một thời gian ở âm phủ, họ được phép trở về trần, đến tại nơi đã chết trước kia, làm cách nào cho ai đi qua đó bị cám dỗ chết theo như họ, thì họ mới đầu thai lại được.
Tại thành vong hồn, có một cái đài cao, để qủy sứ dẫn hồn lên nhìn một lần cuối cùng sau khi mình chết, thấy cha mẹ, vợ con, anh em khóc lóc, khốn khổ ra sao.
Trong cõi địa ngục đen tối đầy tiếng kêu la, than khóc, oán hận... chỉ có những cực hình thảm khốc, có một vì thần luôn luôn đi lại chín tầng âm phủ để cứu độ các linh hồn tội lỗi cầu khẩn đến thần, đó là Địa Tạng Bồ Tát. Thuở sinh thời, Địa Tạng là một nhà sư trẻ tuổi đã phát nguyện cứu độ tất cả những linh hồn chúng sinh đắm chìm trong tội lỗi. Qua nhiều kiếp liên tiếp, Địa Tạng đã sinh thực hành lời phát nguyện đó, Phật Tổ mới giao phó cho Địa Tạng Bồ Tát trông nom việc tế độ các linh hồn ở . Địa Tạng có hình dáng một nhà sư, tay phải cầm gậy sắt, tay trái cầm hòn ngọc chiếu sáng đường đi dưới cõi âm.
(Đọc thêm Sự tích Đức Phật Di Lặc nhé các bạn)