Địa lý 10. Bài 4. Vũ trụ. Các chuyển động chính của trái đất và các hệ quả của chúng
VŨ TRỤ. HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ. Vũ Trụ. Vũ Trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà, mỗi thiên hà là một tập hợp của thiên thể ( ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi), khí, bụi và ...
VŨ TRỤ. HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ.
Vũ Trụ.
Vũ Trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà, mỗi thiên hà là một tập hợp của thiên thể ( ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi), khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó trong đó có Trái Đất ( Dải Ngân Hà).
Thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ.
Theo thuyết Bic Bang, Vũ Trụ được hình thành cách đây 15 tỉ năm sau một vụ nổ lớn, từ một nguyên tử nguyên thủy, vụ nổ xảy ra và làm tung ra trong không gian những đám bụi khí khổng lồ, rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động của lực hấp dẫn, dần dần hình thành các ngôi sao, các thiên hà của Vũ Trụ.
HỆ MẶT TRỜI.
Hệ mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm, từ một đám mây khí và bụi khổng lồ. Hệ mặt trời gồm có Mặt trời ở trung tâm, cùng với các thiên thể quay xung quanh.
Hệ Mặt trời có 9 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh và Diêm vương tinh.
TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI.
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời.
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt trời là 149.6 triệu km, khoảng cách đó cùng với sự tự quay đã làm cho Trái Đất nhận được từ Mặt trời một lượng bức xạ phù hợp, cũng như các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời, Trái Đất cùng một lúc thực hiện hai chuyển động chính, chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt trời.
Các chuyển động chính của Trái Đất.
Trái đất tự quay quanh một trục. Trục này tạo nên một góc 66º33’.Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm ( 24h).
Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời trên quỹ đạo hình elíp. Trái đất đến gần Mặt trời nhất thường vào ngày 3-1 ( điểm cận nhật) và xa Mặt trời nhất thường vào ngày 5 -7 ( điểm viễn nhật). Khi Trái đất ở gần Mặt trời nhất, lực hút của Mặt trời lớn nhất, khi Trái Đất ở xa Mặt trời lực hút của Mặt trời nhỏ nhất.
CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1.
Hãy phân biệt Thiên hà với Dải Ngân Hà.
Câu 2.
Hãy kể các hành tinh của hệ Mặt trời theo thứ tự từ gần đến xa Mặt trời. Các hành tinh của hệ Mặt trời chuyển động như thế nào?
Câu 3.
Hãy sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt trời theo hai nhóm dưới đây.
Nhóm hành tinh kiểu Trái Đất.
Nhóm hành tinh kiểu Mộc tinh.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1.
Thiên hà là một tập hợp của nhiều thiên thể trong đó có hệ Mặt trời, Trái Đất và nhiều thiên thể khác?
- đúng
- sai.
Câu 2.
Các hành tinh của hệ Mặt trời tự quay quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng hồ trừ.
- Kim tinh
- Thiên vương tinh
- Thủy tinh
- A và B đúng
- B và C đúng
Câu 3.
Hành tinh nào dưới đây không thuộc nhóm hành tinh kiểu Trái Đất?
- Thủy tinh
- Kim tinh
- Hỏa tinh
- Mộc tinh
Câu 4.
Tất cả các hành tinh của hệ Mặt trời đều có từ một đến nhiều vệ tinh.
- đúng
- sai
Câu 5.
Trục Bắc – Nam của Trái đất tạo nên một góc 66º33 với
- mặt phẳng xích đạo
- mặt phẳng hoàng đạo
- mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt trời
- tất cả đều sai
Câu 6.
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt trời được gọi là đơn vị thiên văn.
- đúng
- sai
Câu 7.
Trong các ngày dưới đây, ngày nào tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời lớn nhất?
- 21 tháng 3
- 22 tháng 6
- 23 tháng 9
- 21 tháng 12
Câu 8.
Trong các ngày dưới đây, ngày nào tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời nhỏ nhất?
- 21 tháng 3
- 22 tháng 6
- 23 tháng 9
- 21 tháng 12.