25/05/2018, 12:55

di sản thế giới

Thác Elabana thuộc trong Vườn quốc gia Lamington, một phần của Khu dự trữ rừng mưa nhiệt đới miền trung đông ở Queensland, Úc Di sản văn hóa Theo Công ước thì di sản văn hóa là: Các di tích: Các tác ...

Thác Elabana thuộc trong Vườn quốc gia Lamington, một phần của Khu dự trữ rừng mưa nhiệt đới miền trung đông ở Queensland, Úc

Di sản văn hóa

Theo Công ước thì di sản văn hóa là:

Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

Di sản thiên nhiên

Theo Công ước thì di sản thiên nhiên là:

Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.

Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

Di sản hỗn hợp

Năm 1992, Ủy ban đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản.

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó.

Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các loài thú bị lâm nguy. Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã.

Một di tích, một quần thể các công trình xây dựng hoặc một di chỉ được xem là có giá trị nổi bật toàn cầu của Công ước khi Uỷ ban nhận thấy rằng nó có thể đáp ứng ít nhất một trong 6 tiêu chuẩn dưới đây:

(i) - là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người; hoặc,

(ii) - thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan; hoặc,

(iii) - là một bằng chứng độc đáo hoặc ít nhất cũng là một bằng chứng ngoại hạng về một truyền thống văn hoá hoặc một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất; hoặc,

(iv) - là một ví dụ nổi bật về một kiểu nhà hoặc một quần thể kiến trúc hoặc công nghệ hoặc một cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại; hoặc,

(v) - là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho một nền văn hoá (hoặc các nền văn hoá), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được; hoặc,

(vi) - gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu.

Một Di sản thiên nhiên được đệ trình để đưa vào Danh sách các Di sản thế giới sẽ được coi là có giá trị nổi bật toàn cầu theo tôn chỉ mục đích của Công ước khi Uỷ ban nhận thấy rằng nó có thế đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây:

(i) - là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của trái đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan tọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên; hoặc,

(ii) - là những ví dụ nổi bật đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hoá và phát triển của các hệ sinh thái đất, nước ngọt, vùng ven biển và biển và các quần xã động vật, thực vật; hoặc,

(iii) - chứa đựng các hiện tượng tự nhiên siêu đẳng hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ; hoặc,

(iv) - chứa đựng các môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa và quan trọng nhất phục vụ việc bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài đang bị đe dạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

UNESCO cố gắng tôn trọng sự cân bằng giữa các châu lục trong vấn đề . Ban đầu, châu Âu chiếm số đông hơn, nhưng những di sản tự nhiên đã góp phần điều hòa sự cân bằng về mặt địa lý. Hiện nay có 830 di sản trên 138 quốc gia: 644 về văn hóa, 162 tự nhiên và 24 di sản hỗn hợp (tự nhiên và văn hóa). Những di sản này được xếp theo 5 vùng địa lý:

Châu Phi

Các nước Ả Râp: bao gồm Bắc Phi và Trung Đông

Châu Á - Thái Bình Dương: bao gồm cả Úc và Châu Đại Dương

Châu Âu và Bắc Mỹ

Mỹ Latinh

Nga và các nước Caucasus được xếp vào khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ

Bảng khái quát Di sản thế giới

Văn hóa Tự nhiên Hỗn hợp Tổng số
Châu Phi 31 32 2 65
Các nước Ả Rập 56 4 1 61
Châu Á - Thái Bình Dương 112 42 9 163
Châu Âu - Bắc Mỹ 352 50 9 411
Mỹ La Tinh - Caribe 77 32 3 112
Tổng số 644 162 24 830

Danh sách cụ thể

Danh sách tại châu Á và châu Đại Dương

Danh sách tại châu Âu

Danh sách tại châu Mỹ

Danh sách tại châu Phi

Xem thêm: Danh sách bị đe dọa

Khi một di sản văn hóa hay thiên nhiên có nguy cơ tiêu vong hay hủy hoại nặng nề do bị xuống cấp mạnh bởi các nguyên nhân như: phát triển kinh tế, xã hội, các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai, lũ lụt, động đất, độ ẩm cao, quá nóng v.v) thì di sản đó sẽ được ghi vào danh mục "Những di sản trong tình trạng nguy hiểm" để cảnh báo quốc gia, vùng lãnh thổ có di sản đó phải có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp cũng như để Ủy ban Di sản thể giới cung cấp các sự hỗ trợ cần thiết về kinh phí, kỹ thuật v.v từ Quỹ Di sản thế giới để bảo tồn các di sản đó.

Trong danh sách năm 2004 có 35 của 28 quốc gia được xếp vào danh mục "Những di sản trong tình trạng nguy hiểm". Cụ thể xem tại .

0