14/01/2018, 16:55

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) Sở GD&ĐT Bình Phước năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) Sở GD&ĐT Bình Phước năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn được VnDoc sưu tầm và đăng ...

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) Sở GD&ĐT Bình Phước năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn 

 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2016 - 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2016- 2017
Môn thi: Ngữ văn (chuyên)
Ngày thi: 11/06/2016
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm). Đọc lời bài hát sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi, vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng, để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư...

(Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)

a. Phân tích ý nghĩa của các điệp ngữ: "Hãy sống", Và sao không", "Sao không" ở mỗi câu hát?

b. Nêu ý nghĩa chung của cá từ ngữ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên trong lời bài hát trên?

Câu 2 (3,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:

Đừng nên hận thù vì hận thù chỉ đem đến những điều tai hại.

Câu 3 (5,0 điểm).

Về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD) có ý kiến cho rằng: "Ánh trăng là một lời thú tội."; ý kiến khác lại khẳng định: "Ánh trăng là tình cảm của con người với thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình."

Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy bình luận hai ý kiến trên.

0