15/01/2018, 10:48

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 16 năm 2016 - 2017

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 16 năm 2016 - 2017 Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lớp 4 môn Tiếng Việt Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 16 Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 16 ...

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 16 năm 2016 - 2017

Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 16 

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 16 năm học 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm, biên soạn bao gồm 3 bài tập và kèm theo đáp án từng bài cho các em học sinh tiểu học tham khảo chuẩn bị cho các vòng thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

Làm Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 16 Online

I. TRÂU VÀNG UYÊN BÁC

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.

1. ................... như tuyết.

Đáp án: trắng

2. Gần .................... thì đen.

Đáp án: mực

3. Thức ................. dậy sớm.

Đáp án: khuya

4. Nói ngọt lọt đến ......................

Đáp án: xương

5. Một mất ............. còn.

Đáp án: một

6. Khôn từ ................... trứng.

Đáp án: trong

7. Đẹp ..................... tiên.

Đáp án: như

8. Gan .................... dạ sắt.

Đáp án: vàng

9. Lấp biển vá ........................

Đáp án: trời

10. Vào sinh ra .................

Đáp án: tử

II. CHUỘT VÀNG TÀI BA

Hãy kéo ô trống vào giỏ chủ đề, sao cho nội dung tương đồng hoặc bằng nhau.

Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 16

- Từ chỉ sự không khỏe mạnh:

Bóng rổ, Bóng đá, Gầy gò, Bủng beo, Rắn rỏi, Săn chắc, Nhanh trí, Vạm vỡ, Hom hem, Ốm yếu

- Môn thể thao:

Bóng rổ , Bóng đá, Gầy gò, Bủng beo, Rắn rỏi, Săn chắc, Nhanh trí, Vạm vỡ, Ốm yếu, Nhảy xa

- Vẻ ngoài của người khỏe mạnh:

Bóng rổ, Bóng đá, Gầy gò, Bủng beo, Rắn rỏi, Săn chắc, Nhanh trí, Vạm vỡ, Ốm yếu, Hom hem

Đáp án:

- Từ chỉ sự không khỏe mạnh: Gầy gò, Bủng beo, Hom hem, Ốm yếu

- Môn thể thao: Bóng rổ, Bóng đá, Nhảy xa

- Vẻ ngoài của người khỏe mạnh: Rắn rỏi, Săn chắc, Vạm vỡ

III. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Bộ phận “lúc nào cũng đông vui” trong câu “Bến cảng lúc nào cũng đông vui.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Ở đâu?

B. nào?

C. Tại sao?

D. Là gì?

Đáp án: B

Câu hỏi 2: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa, được gọi là?

A. Dũng sĩ

B. Võ sĩ

C. Tráng sĩ

D. Hiệp sĩ

Đáp án: D

Câu hỏi 3: Nơi đâu tại Việt Nam được coi là một thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?

A. Mũi Né

B. Tam Đảo

C. Đà Lạt

D. Cúc Phương

Đáp án: C

Câu hỏi 4: Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay từ “vi vu” bằng từ gần nghĩa nào sau đây?

A. Ngân nga

B. Du dương

C. Líu lo

D. Âm vang

Đáp án: B

Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

A. Trong veo

B. Trong chẻo

C. Trong sáng

D. Trong lành

Đáp án: B

Câu hỏi 6: Từ “thật thà” trong câu sau “Chị Hà rất thật thà.” thuộc từ loại gì?

A. Tính từ

B. Danh từ

C. Động từ

D. Đại từ

Đáp án: A

Câu hỏi 7: Bộ phận “trong mái lầu son” trong câu “Nàng công chúa, ngồi trong mái lầu son,” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Thế nào?

B. Là gì?

C. Ở đâu?

D. Làm gì?

Đáp án: C

Câu hỏi 8: Trong câu “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều” bộ phận nào giữ chức vụ chủ ngữ?

A. Tuổi thơ của tôi được nâng lên

B. Tuổi thơ của tôi

C. Tuổi thơ

D. Những cánh diều

Đáp án: B

Câu hỏi 9. Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “tài giỏi”?

A. Tài ba

B. Tài chính

C. Tài năng

D. Tài tình

Đáp án: B

Câu hỏi 10. Nơi đâu được coi là “nóc nhà” của Việt Nam?

A. Đỉnh Lũng Cú

B. Đỉnh Tam Đảo

C. Đỉnh Trường Sơn

D. Đỉnh Phan-xi-phăng

Đáp án: D

0