15/01/2018, 10:47

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) Giải bài tập Lịch sử lớp 7 bài 14 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế ...

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ (tham khảo thêm)

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh, hiếu chiến được thành lập.

- Mông Cổ muốn xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Đế quốc Mông Cổ

2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

a. Nhà Trần chuẩn bị:

- Nhà Trần bắt giam sứ giả Mông cổ kiên quyết chống giặc

- Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí

- Quân đội dẫn binh được thành lập và ngày đêm luyện tập

b. Diễn biến:

- Tháng 1- 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long.

- Nhà Trần tạm lui khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống “xuôi về thiên mạc, khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm rơi vào tình thế cực kì khó khăn.

- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Ngày 29- 1- 1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Lược đồ kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

c. Kết quả:

Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn.

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)

1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Mục đích: Xâm lược Champa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.

- 1283 cho quân đánh Chămpa trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt nhưng thất bại

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.

- Vua Trần triệu tập hội nghị ở bến Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến

- 1285 mở Hội Nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn cách đánh giặc.

- Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, trấn giữ nơi hiểm yếu, quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát

3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.

a. Diễn biến

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.

- Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

- Cùng một lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng bị thất bại, phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

- 5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây kết, hàm tử, Chương dương, Thăng Long

b. Kết quả

- 50 vạn Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, Toa Đô bị chém đầu.

III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 – 1288)

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.

* Hoàn cảnh

- Sau hai lần thất bại, Nhà Nguyên đình chỉ việc xâm lược Nhật bản, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3.

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

* Diễn biến

- 12/1287: Quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.

Ô Mã Nhi chỉ huy thuỷ quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng phối hợp cùng Thoát Hoan

2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.

- Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm

3. Chiến thắng Bạch Đằng

- Cuối tháng 1 năm 1288, Thoát Hoan tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng chúng bị rơi vào tình thế bị động, binh lính hoang mang

- Quân Ta bố trí, mai phục giặc trên sông bạch Đằng

- 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.

- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống

- Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vội vàng rút lui về nước trong tình trạng thất bại.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Lược đồ diễn biến cuôc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên

IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.

2. Ý nghĩa, bài học lịch sử

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại bài học vô cùng quý giá: Chăm lo sức dân, tạo sự đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Quan sát bức tranh hình 29 (SGK trang 55), em thấy có những hình ảnh gì? Qua đó cho thấy quân Mông Cổ chủ yếu là lực lượng nào? Những hình vẽ trong tranh nói lên điều gì?

Trả lời:

- Nhìn vào bức tranh ta thấy có hai phần tranh và ba đoạn chữ giải thích các hình vẽ, nhằm giới thiệu sức mạnh, tổ chức quân đội, trang bị vũ khí, chiến thuật và cách đánh của người Mông Cổ

- Hình trên cùng giới thiệu đội quân xâm lược Mông Cổ chiến đấu trên lưng ngựa với vũ khí chủ yếu là ngọn giáo và cung tên. Trên các vũ khí, binh sĩ Mông Cổ buộc những dải vài nhiều màu sắc khác nhau phất phơ bay trong gió, thể hiện các chiến binh đang xông pha trận mạc.

- Hình dưới thể hiện chiến thuật, cách đánh và sức mạnh của kị binh Mông Cổ. Lực lượng của quân Mông Cổ là kị đội, đây là ưu thế chủ yếu của họ

- Những hình vẽ trong tranh cho thấy sức mạnh của quân Mông Cổ rất lớn.

2. Sức mạnh và sự thiện chiến của quân Mông Cổ như thế nào?

Trả lời:

- Quân Mông Cổ rất thiện chiến, đặc biệt biết lợi dụng điều kiện, hành động nhanh chóng, mẫn tiệp của kị đội. Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi không tiến quân... Trăm quân kị quay vòng có thể bọc được vạn người, nghìn quân kị tản ra có thể dàn đến trăm dặm...Địch phân tất phân, địch hợp tất hợp cho nên kị đội là ưu thế của họ, hoặc xa hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc dụ hoặc tán, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời rơi xuống, đi nhanh như chớp giật.

- Với đội quân mạnh mẽ đó, Thành Cát Tư Hãn và những người kế tục đã liên tiếp mở các cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phục thế giới. Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bắt làm nô lệ đến đó.

3. Vua Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để làm bàn đạp đánh thắng vào phía Nam Trung Quốc, phối hợp với các cánh quân từ phía Bắc xuống tạo nên gọm kìm tiêu diệt Nam Tống.

4. Hành động ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục của vua tôi nhà Trần đã phán ảnh điều gì?

Trả lời:

Việc ba lần sứ giả Mông Cổ đưa thư sang Đại Việt đe dọa, dụ hàng đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục cho thấy vua Trần kiên quyết chống quân xâm lược Môn Cổ để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc cho dù quân Mông Cổ rất mạnh và hiếu chiến.

5. Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, thái độ của vua Trần như thế nào?

Trả lời:

Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

6. Thế nào là dân binh?

Trả lời:

Dẫn binh là lực lượng vũ trang không chính quy thời xưa ở địa phương không thoát li sản xuất do một cá nhân hay một số người tập hợp lại. Lực lượng này tham gia khởi nghĩa ở địa phương hoặc các cuộc chiến tranh chống xâm lược.

7. Em hãy trình bày tóm tắt diễn biễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?

Trả lời:

- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra.

- Do thế giặc mạnh, vua Trần cho rút lui để bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm rời kinh thành Thăng Long xuôi về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam)

- Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương "Vườn không nhà trống" để đánh giặc, tạm rút khỏi kinh thành. Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long trống vắng, không một bóng người và lương thực. Chúng điên cuồng tàn phá kinh thành, lùng bắt, giết hại những người còn sót lại

- Đóng giữ kinh thành Thăn Long chưa đầy một tháng, quân Mông Cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa mầu của dân nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt. Lực lượng địch tiêu hao dần.

- Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Độ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than - Hà Nội ngày nay), quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long, rút chạy về nước, cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.

8. Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Trả lời:

Quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại vì:

- Tinh thần kiên quyết chống quân xâm lược của vua tôi và quân dân nhà Trần

- Sự chỉ huy tài giỏi của vua Trần thể hiện qua cách đánh đúng đắn, thông minh và biết chớp thời cơ.

9. Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ?

Trả lời:

Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ:

- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trươn "vườn không nhà trống" để đánh giặc, tạm thời rút lui khỏi Thăng Long khi giặc kéo vào, kinh thành trống vắng không một bóng người và lương thực.

- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"

- Khi kẻ thù gặp khó khăn, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng Long và truy kịch quân địch khi chúng tháo chạy.

10. Cách đánh giặc của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Đường lối đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, đó là việc thực biện chủ trương: Khi giặc mạnh không đương đầu trực tiếp với quân xâm lược mà cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện "vườn không nhà trống” sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt địch giành thắng lợi hoàn toàn.

11. Thắng lợi của nhân dân Cham pa có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Thắng lợi của nhân dân Cham-pa đã làm thất bại kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Champa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu tan vỡ

- Thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Champa

12. Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Nguyên, vua tôi nhà Trần đã có những chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai như thế nào?

Trả lời:

Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Nguyên, vua tôi nhà Trần đã:

- Triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc

- Mở Hội nghị ở Diên Hồng (đầu năm 1285), mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước để bàn kế hoạch đánh giặc

- Giao trọng trách cho Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, chỉ huy cuộc kháng chiến. Trần Hưng Đạo soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, rồi bố trí quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

13. Vì sao trong Hội nghị Diên Hồng, vua Trần chỉ mời các bậc phụ lão tham gia?

Trả lời:

Trong Hội nghị Diên Hồng, vua Trần chỉ mời các bậc phụ lão tham gia vì:

- Phụ lão là những người có uy tín được dân làng kính trọng vì thế sẽ được mọi người tin tưởng

- Phụ lão là những người có kinh nghiệm đánh giặc

- Vua Trần muốn nắm bắt ý kiến của nhân dân thông qua các bậc phụ lão, nếu các bậc phụ lão quyết đánh thì khi về quê, họ sẽ động viên con em mình hăng hái lên đường đánh giặc, họ sẽ động viên bà con hăng hái sản xuất được nhiều lương thảo phục vụ kháng chiến,

14. Hội nghị Diên Hồng có ý nghĩa như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?

Trả lời:

Thể hiện tinh thần đoàn kết quyết tâm trên dưới một lòng của nhân dân Đại Việt kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước đến cùng.

15. Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần?

Trả lời:

Những sự kiện thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần:

- Trần Quốc Toản căm thù giặc đến nỗi bóp nát quả cam khi nào không hay biết

- Câu trả lời đồng thanh "quyết đánh" của các bậc phụ lão

- Chữ "Sát Thát" (giết giặc Mông Cổ) được thích trên cánh tay các chiến sĩ

16. Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?

Trả lời:

- Việc chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần đã góp phần quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến

- Trong cuộc đo sức này, nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình nên huy động được lực lượng cả nước đánh giặc.

17. Hội nghị Bình Than có sự kiện gì đáng chú ý diễn ra?

Trả lời:

Đến Bình Than có Trần Quốc Toản, vì tuổi còn nhỏ nên không được dự hội nghị. Trần Quốc Toản tức giận quân Nguyên xâm lược đến nỗi tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Khi về nhà, đã huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề sáu chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua)

18. Em hãy cho biết lực lượng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lần thứ hai so với lần thứ nhất có gì khác?

Trả lời:

Lực lượng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lần thứ hai so với lần thứ nhất có khác biệt là:

- Lần thứ nhất chỉ có 3 vạn quân xâm lược (1258)

- Lần thứ hai khoảng 50 vạn quân, gấp 17 lần so với lần thứ nhất

- Có nhiều danh tướng lão luyện chỉ huy

19. Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên của nhà Trần?

Trả lời:

- Cuối tháng 1 - 1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương)

- Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng quân lớn tấn công vào Vạn Kiếp. Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút lui về Thiên Trường (Nam Định)

- Toa - Đô từ Cham pa đánh ra Nghệ Anh, Thanh Hóa. Cùng lúc đó Thoát Hoan mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía Nam nhằm tạo thành thế "gọng kìm", hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến. Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt quân chủ lực của ta, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động và lại thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5 - 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, vị quân Trần phục kích chặn đánh, nhiều tên bị giết. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước.

- Vua Trần còn đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết, hàng vạn quân bị tiêu diệt. Tướng Toa Đô bị chém đầu.

- Sau gần hai tháng phản công, (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên.

20. Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ hai này?

Trả lời:

- Địch sử dụng một lực lượng lớn gồm 50 vạn quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó, phối hợp đánh từ hai mặt phía Bắc đánh xuống, phía Nam đánh từ Cham pa lên, tạo thành thế "gọng kìm" bao vây, tiêu diệt quân ta, với hi vọng chiếm cho được Đại Việt.

- Nhà Trần thực hiện chủ trương: Vừa cản giặc vừa rút quân, tránh thế mạnh ban đầu của địch, để bảo toàn lực lượng, thực hiện "vườn không nhà trống" để quân Nguyên gặp nhiều khó khăn về lương thực, chớp thời cơ nhà Trần mở cuộc phản công (5-1285) giành thắng lợi, đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên hùng mạnh. Đất nước sạch bóng quân thù.

21. Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.

Trả lời:

- Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược, ra lệnh cho nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống"

- Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ đến phản công, tiêu diệt giặc, dành thắng lợi

22. Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, thái độ của vua Nguyên như thế nào?

Trả lời:

Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, vua Nguyên rất tức giận nên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù.

23. Nhà Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba như thế nào?

Trả lời:

- Trong lần xâm lược này, nhà Nguyên huy động hơn 30 vạn quận và nhà nhiều danh tướng do Thoát Hoan là Tổng chỉ huy

- Có sự phối hợp giữa quân thủy và quân bộ

- Ngoài ra còn có hàng trăm chiến thuyền, một đoàn thuyền lương chở hàng chục vạn lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy. Hốt Tất Liệt cũng căn dặn Thoát Hoan: "Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường"

24. Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba so với hai lần trước của quân Nguyên?

Trả lời:

So với hai lần trước, cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên rất công phu, kỹ lưỡng, thể hiện rõ quyết tâm thôn tính cho bằng được nước ta qua việc: Lượng lương thực lớn mạnh, có nhiều tướng giỏi chỉ huy, có sự cảnh giác cao độ qua lời dặn con của Hốt Tất Liệt: " Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường".

25. Các cánh quân Nguyên tiến vào nước ta như thế nào?

Trả lời:

- Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang

- Ngày đầu năm, cánh quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy kéo đến chiếm đóng Vạn Kiếp và ra sức xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc để định đánh lâu dài với quân ta.

- Cùng lúc đó, đoàn thuyền chiến do tướng Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào nước ta rồi ngược lên sông Bạch Đằng, kéo đến Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan.

26. Em hãy tường thuận diễn biến trận Vân Đồn?

Trả lời:

- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp

- Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục.

- Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến qua Vân Đồn (Văn Hải, Quảng Ninh), liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm

27. Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

Chiến thắng Vân Đồn đã hủy toàn bộ lương thảo của quân Nguyên, làm cho quân Nguyên ngay từ đầu đã lâm vào thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên giành thắng lợi

28. Em hãy cho biết sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên ra sao?

Trả lời:

Tình thế của quân Nguyên sau trận Vân Đồn:

- Rơi vào tình thế bị động, khó khăn

- Thiếu lương thực trầm trọng, tinh thần quân lính hoang mang, rơi vào tình thế bị động.

29. Sau khi bị mất lương thực tại Vân Đồn, Thoát Hoan đã có những hành động gì?

Trả lời:

- Cuối tháng 1-1288, Thoát Hoan chia quân là ba đạo tiến vào chiếm đóng Thăng Long, nhưng nhân dân kinh thành đã thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống"

- Sau khi chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan cho quân tiến đánh các căn cứ của quân Trần, sai Ô Mã Nhi đem quân đuổi bắt hai vua Trần nhưng thất bại. Hắn điên cuồng cho quân lính tàn sát dân chúng, đốt phá và cướp bóc và quật lăng mộ vua Trần Thái Tông ở phủ Long Hưng (Thái Bình)

30. Em hãy cho biết tình thế của quân Nguyên sau khi đánh chiếm Thăng Long như thế nào?

Trả lời:

- Quân Nguyên không tiêu diệt được lực lượng kháng chiến của nhà Trần, trong khi đó nhiều nơi xung yếu bị quân dân ta tấn công chiếm lại

- Quân giặc ra sức cản quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân ta đuổi đánh, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực

- Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng

- Trước tình thế nguy khốn, Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thủy bộ.

31. Vua tôi nhà Trần đã có những hành động gì trước tình thế bị động của quân Nguyên?

Trả lời:

Trước tình thế bị động, nguy khốn của quân Nguyên, vua tôi nhà Trần quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục trên sông Bạch Đằng.

32. Nhìn trên lược đồ hình 33 (SGK trang 64), em có nhận xét gì về vị trí của sông Bạch Đằng?

Trả lời:

- Nhìn vào lược đồ, ta thấy, Bạch Đằng là con sông lớn, do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh sông khác đổ vào, chảy qua địa phận Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng) rồi đổ ra biển.

- Lòng sông rộng mênh mông, bên phải có dãy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát ra bờ sông, bên trái là rừng cây um tùm

33. Trần Quốc Tuấn đã tiến hành bố trí trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng như thế nào?

Trả lời:

Nắm được kế hoạch rút lui của quân địch, Trần Quốc Tuấn huy động nhân dân đẽo cọc gỗ (lim, táu), rồi bịt sắt ở đầu cọc, đem cắm xuống lòng sông, tạo thành trận địa cọc ngầm khổng lồ.

- Cho thủy quân của ta mai phục trong các nhánh và vũng sông

- Cho giấu kín bộ binh của ta trong núi đa Tràng Kênh và rừng rậm bên trái sông Bạch Đằng

- Đại quân do vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy sẵn sàng tiếp ứng mọi nơi.

0