15/01/2018, 10:45

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15 năm 2016 - 2017

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15 năm 2016 - 2017 Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lớp 4 môn Tiếng Việt Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15 Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15 ...

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15 năm 2016 - 2017

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15 năm học 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm, biên soạn bao gồm 3 bài tập và kèm theo đáp án từng bài cho các em học sinh tiểu học tham khảo chuẩn bị cho các vòng thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

Làm  Online

I. PHÉP THUẬT MÈO CON

Hãy ghép hai ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 15

- Chợ Bến Thành

Đáp án: Sài gòn

- Đồng Đăng

Đáp án: Lạng Sơn

- Hạ Long

Đáp án: Quảng Ninh

- Đồ Sơn

Đáp án: Hải Phòng

- Cầu Thê Húc

Đáp án: Hồ Gươm

- Củ sắn

Đáp án: Củ mì

- Gà đồng

Đáp án: Ếch

- Tiểu hổ

Đáp án: Mèo

- Mây

Đáp án: Mưa

- Hổ

Đáp án: Chúa sơn lâm

II. TRÂU VÀNG UYÊN BÁC

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.

Câu hỏi 1. Kính lão .................. thọ.

Đáp án: đắc

Câu số 2. Trời sinh voi trời sinh ...................

Đáp án: cỏ

Câu số 3. ........................ như tổ đỉa.

Đáp án: Rách

Câu số 4. Mèo lại hoàn .....................

Đáp án: mèo

Câu số 5. Tre già ................... mọc.

Đáp án: măng

Câu số 6. Trâu chậm ................ nước đục.

Đáp án: uống

Câu số 7. Uống ............... nhớ nguồn.

Đáp án: nước

Câu số 8. Khôn nhà ................ chợ.

Đáp án: dại

Câu số 9. Ăn không ................. có.

Đáp án: nói

Câu số 10. Có ............... thì nên.

Đáp án: chí

III. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN một trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Câu: “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc là nhỏ nhoi bình thường” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Ai ở đâu?

Đáp án: A

Câu hỏi 2: Trong câu thơ: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Đảo ngữ

D. Điệp ngữ

Đáp án: B

Câu số 3: “Bác sĩ Ly đức độ, hiền từ nhưng nghiêm nghị và cứng rắn” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai ở đâu?

C. Ai thế nào?

D. Ai là ai?

Đáp án: C

Câu số 4: Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong 3 câu sau: bàn thắng chạy............ mất. Một ngày.......... trời. Kỉ niệm .......... đẽ.

A. đẹp

B. tốt

C. vui

D. xấu

Đáp án: A

Câu số 5: Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: Một người tài ............. vẹn toàn?

A. năng

B. đức

C. hoa

D. Giỏi

Đáp án: B

Câu số 6: Câu “Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Ai ở đâu?

Đáp án: A

Câu hỏi 7: Trong các nhân vật sau, nhân vật nào không thuộc truyện kể “Bốn anh tài"?

A. Nắm Tay Đóng Cọc

B. Lấy Tai Tát Nước

C. Sọ Dừa

D. Móng Tay Đục Máng

Đáp án: C

Câu hỏi 8: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

A. Sầu riêng

B. Tháng Giêng

C. Sầu diêng

D. Củ riềng

Đáp án: C

Câu hỏi 9: Câu: “Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mít đất, khoan thai nằm nhấm nháp”. thuộc kiểu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai ở đâu

C. Ai thế nào?

D. Ai làm gì?

Đáp án: D

Câu hỏi 10: Câu: “Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Ai ở đâu?

Đáp án: B

0