14/01/2018, 22:00

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn Trung tâm B.D.V.H Dạy Tốt năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn Trung tâm B.D.V.H Dạy Tốt năm học 2017 - 2018 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án Đề thi vào lớp 10 môn văn Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018 ...

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn Trung tâm B.D.V.H Dạy Tốt năm học 2017 - 2018

Đề thi vào lớp 10 môn văn

Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu để củng cố kiến thức, luyện đề môn Ngữ văn thi vào lớp 10. Tài liệu cung cấp có cả phần đề và đáp án sẽ giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào THPT.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Na Hang, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Sơn Dương, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Lâm Bình, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

TRUNG TÂM B.D.V.H DẠY TỐT

ĐỀ CHÍNH THỨC

 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT

Năm học 2017 – 2018
Môn thi: VĂN
Ngày thi: 08 tháng 01 năm 2016
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I (6,0 điểm)

Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị.

1. Nhận xét trên ứng với một bài thơ đã học. Đó là bài thơ nào, do ai sáng tác?

2. Hình ảnh nhân hóa nào xuất hiện xuyên suốt bài thơ kể trên? Vì sao hình ảnh đó cũng là ẩn dụ?

3. Tình cảm biết ơn quá khứ, quê hương, đất nước, nhớ về cội nguồn là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.

4. Từ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" trong bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép thế. (gạch dưới thành phần phụ chú và từ ngữ dùng làm phép thế)

PHẦN II (4,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều qụa và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

2. Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.

3. Từ tác phẩm trên, hãy viết một đoạn văn 15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

.......................Hết........................

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM
PHẦN I
1 - Bài thơ: Ánh trăng
- Tác giả: Nguyễn Duy
0.5
0.5
2 - Hình ảnh nhân hóa xuyên suốt bài thơ: Vầng trăng
- Hình ảnh "vầng trăng" là ẩn dụ vì: Hình ảnh đó biểu tượng cho thiên nhiên, quá khứ, những truyền thống đẹp đẽ mà con người cần trân trọng giữ gìn.
0.5
0.5
3 - "Bếp lửa" – Bằng Việt
- "Nói với con" – Y Phương
0.5
0.5
4 - Nội dung:
+ Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn" là gì? Vô ơn bạc nghĩa là gì?. Tại sao phải "uống nước nhớ nguồn"?.
+ Thực trạng xã hội ngày nay tác động đến lối sống vô ơn bạc nghĩa như thế nào? (Nguyên nhân)
+ Nêu biểu hiện: Trong gia đình, nhà trường, xã hội,...như thế nào?
+ Đánh giá, nêu quan điểm về vấn đề trên.
+ Liên hệ bản thân.
- Hình thức:
+ Đoạn văn viết khoảng 2/3 trang giấy thi.
+ Phạm vi phân tích: Lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay.
+ Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
+ Có thành phần phụ chú và phép thế (gạch chân)
2,0

1,0

PHẦN II
1 Tác phẩm: "Chuyện người con gái Nam Xương" – Nguyễn Dữ 0,5
2 Những thành ngữ là: Duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con. 1,0
3 - Nội dung:
Làm sáng tỏ được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua Vũ Nương:
+ Vẻ đẹp về dung nhan, phẩm hạnh.
+ Người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
+ Người con dâu hiếu thảo.
+ Người mẹ yêu thương con.
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa.
+ Đánh giá, khái quát Vũ Nương là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
- Hình thức
+ Đoạn văn diễn dịch
+ Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
+ Độ dài khoảng 15 câu

2,0

0.5

0