14/01/2018, 15:16

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Việt Hưng, Hải Dương năm 2014 - 2015

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Việt Hưng, Hải Dương năm 2014 - 2015 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn ...

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Việt Hưng, Hải Dương năm 2014 - 2015

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán lần 1 trường THCS Long Hưng năm 2015 - 2016

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Quỳnh Hoa, Thái Bình năm 2014 - 2015

THCS VIỆT HƯNG ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM: 2014 - 2015

Câu 1 (2 điểm)

..Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:

- Đây này!

Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!

a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

b. Chi tiết nào trong đoạn văn là quan trọng nhất? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 2 (3 điểm) Mái ấm gia đình đối với trẻ em.

Câu 3 (5 điểm) Tình đồng chí của anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1 (2 điểm)

a. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (0,5 điểm)

b. Chi tiết cái bóng. (0,5 điểm)

Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: (1 điểm)

  • Tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn.
  • Là biểu tượng của tình yêu thương, lòng chung thuỷ, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
  • Làm nên sự hối hận của Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương.
  • Làm tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ.

Câu 2 

Yêu cầu

a. Về hình thức

  • Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
  • Bố cục rõ ràng; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
  • Diễn đạt lưu loát.

b. Về nội dung:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

  • Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành.
  • Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người.
  • Gia đình hạnh phúc tạo nên sự bình yên trong tâm hồn trẻ thơ và sự bình yên của xã hội.
  • Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất.
  • Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ.
  • Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ...

Câu 3

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
  • Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Văn viết trong sáng, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

Tình đồng chí bắt nguồn từ sự gắn bó của những người cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khó; chung lí tưởng chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tình đồng chí biểu hiện trong cuộc sống chiến đấu gian lao:

  • Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê nhà.
  • Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
  • Họ truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội.

Tình đồng chí cao đẹp nhất là sự gắn bó thiêng liêng nơi tuyến đầu chống giặc, nơi sự sống và cái chết kề nhau, trong khó khăn gian khổ họ vẫn lạc quan, tâm hồn lãng mạn.

Nhà thơ đã thể hiện một cách cảm động, sâu lắng tình đồng chí bằng cách khai thác chất thơ từ những cái bình dị, đời thường. Đây là nét mới trong thơ viết về người lính.

0