14/01/2018, 22:34

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc Đề thi thử đại học môn Sinh học năm 2017 Có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học Để đạt được điểm số cao cho ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Để đạt được điểm số cao cho bài thi THPT Quốc gia môn Sinh học các bạn học sinh ngoài việc nắm chắc kiến thức trong SGK cũng cần tham khảo và làm thêm đề thi thử của các trường. Chính vì vậy VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu: . 

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Bình Thuận

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Hải Phòng

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ – YÊN LẠC

(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT THÁNG 05 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN SINH HỌC – KHỐI 12
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ: 132

Họ và tên thí sinh: ................................... Số báo danh: ............................

Câu 81: Sự di truyền của các tính trạng do gen trên NST Y có đặc điểm

A. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.
B. có hiện tượng di truyền chéo
C. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái
D. chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử

Câu 82: Gen ngoài nhân được thấy ở

A. ti thể, lục lạp
B. ti thể, lục lạp và ADN của vi khuẩn
C. ti thể, lục lạp và riboxom
D. ti thể, trung thể và nhân tế bào

Câu 83: Một cá thể đực có kiểu gen AaBbDd. Giả sử có 5 tế bào của cơ thể này giảm phân bình thường tạo 8 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử sẽ là

A. 2:2:1:1:1:1:1:1       B. 1:1:1:1:1:1:1:1
C. 3:1:1:1:1:1:1:1       D. 2:2:2:2:1:1:1:1

Câu 84: Gen đa hiệu là hiện tượng

A. nhiều gen quy định một tính trạng
B. một gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng
C. các gen tương tác để quy định các tính trạng khác nhau
D. một gen có khả năng làm tăng cường hoạt động của các gen khác

Câu 85: Lừa giao phối với ngựa đẻ ra con la, con la không có khả năng sinh sản nguyên nhân cơ bản là do

A. con la không có cặp NST tương đồng
B. con la là thể đa bội lẻ nên không có khả năng cho giao tử bình thường.
C. con la bị đột biến NST
D. con la bị đột biến gen

Câu 86: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt trắng, alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Cho lai các cây thuần chủng hạt vàng, dài với cây thuần chủng hạt trắng, tròn thu được F1 đồng loạt vàng, tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Trong số cá thể của đời F2, số cá thể mang 2 tính trạng lặn bằng 0,01. Biết diễn biến giảm phân của noãn và hạt phấn là như nhau. Cho các nhận định sau:

(1) Tần số hoán vị gen bằng 0,4.
(2) Ở F2 số cá thể mang kiểu gen dị hợp 1 cặp gen bằng 0.32.
(3) Ở F2 số cá thể thuần chủng (cả 2 cặp gen) mang một tính trạng trội bằng 0.02.
(4) ở F2 số cá thể dị hợp 2 cặp gen bằng 0,34.

Số nhận định không đúng

A. 1.       B. 2.       C. 3.          D. 4.

Câu 87: Bố mẹ đều có kiểu gen BBb, alen B trội hoàn toàn so với alen b. Loại kiểu gen BBbb xuất hiện ở F1 với tỉ lệ

A. 1/36       B. 5/18        C. 1/18      D. 1/9

Câu 88: Nhóm nào trong các nhóm cá thể dưới đây được xem như một quần thể?

A. Ốc trong hồ.
B. Cá anh vũ sống ở sông hồng.
C. Chuột trong nhà.
D. Cây trong trường Trần Phú.

Câu 89: Hoán vị gen có vai trò

1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp
2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau
3. sử dụng để lập bản đồ di truyền
4. làm thay đổi cấu trúc của NST.
5. trao đổi gen giữa hai loài khác nhau

Đáp án đúng:

A. 3, 4, 5      B. 1, 3, 5       C. 2, 3, 4         D. 1, 2, 3

Câu 90: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A: 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn tới hiện tượng trên?

A. Di cư, nhập cư
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối

Câu 91: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông tuân theo quy luật tương tác bổ trợ với tỉ lệ 9 đỏ : 6 xám : 1 vàng. Tính trạng hình dạng tai do 1 gen gồm hai alen quy định, trong đó alen D quy định tai tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định tai dài. Một trong hai gen quy định màu lông di truyền liên kết không hoàn toàn với gen quy định hình dạng tai. Cho lai bố mẹ thuần chủng, thu được F1 đồng loạt dị hợp 3 cặp gen. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có kiểu hình lông đỏ, tai tròn bằng 0,405. Biết giảm phân của quá trình tạo trứng và tinh trùng là như nhau, trong số cá thể F2, số cá thể có kiểu hình xám, tròn bằng

A. 0,0825.       B. 0,21.        C. 0,2925.          D. 0,375.

Câu 92: Phép lai nào sau đây ở đời con F1 có ưu thế lai cao nhất?

A. AABB x AABB      B. AAbb x aaBB
C. AABB x aaBB       D. AABB x AAbb

Câu 93: Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh nhất xảy ra ở loài nào sau đây?

A. Loài người           B. Vi khuẩn lam
C. Chuột Lemut        D. Voi châu Phi

Câu 94: Điều nào sau đây cho thấy quần thể đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng?

A. Loài sinh vật này rất hiếm
B. Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ
C. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một giảm
D. Kích thước quần thể của loài này dao động xung quanh 500 cá thể

Câu 95: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, điều nào sau đây không đúng?

A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn tới hình thành loài mới
B. Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi
C. Cách li địa lí có thể dẫn tới cách li sinh sản.
D. Quần đảo có các điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác

Câu 96: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

A. dịch mã               B. giảm phân và thụ tinh
C. nhân đôi ADN      D. phiên mã

Câu 97: Ở một loài động vật, cho các cá thể thuần chủng đều có lông màu vàng lai với nhau được F1 100% lông màu xanh. Cho cá thể cái F1 lai với cá thể đực mang kiểu gen đồng hợp lặn thu được Fa 3 lông vàng, 1 lông xanh, trong đó tính trạng lông xanh chỉ có ở con đực. Cho F1 giao phối tự do thu được F2, theo lí thuyết, trong số các cá thể mang tính trạng lông xanh ở F2, tỉ lệ cá thể cái là

A. 3/8.        B. 2/3.         C. 3/5.           D. 1/3.

Câu 98: Điều nào sau đây không thuộc về quần thể?

A. Có cấu trúc giới tính và cấu trúc tuổi
B. Có lưới thức ăn
C. Có quy luật biến động số lượng cá thể
D. Có mức tử vong và mức sống sót

Câu 99: Ở phép lai một tính trạng, đời con có số kiểu tổ hợp các loại giao tử nhiều hơn 4 thì có thể kết luận

A. tính trạng di truyền theo quy luật hoán vị gen.
B. tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen.
C. tính trạng di truyền theo quy luật liên kết gen.
D. tính trạng di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.

Câu 100: Cho các phương pháp tạo giống sau:

1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
3. Nhân bản vô tính
4. Lai tế bào sinh dưỡng
5. Công nghệ gen

Trong các phương pháp chọn giống nói trên, phương pháp áp dụng được cả với thực vật và động vật bậc cao gồm

A. 1, 3, 5.       B. 1, 4, 5.
C. 2, 3, 4.       D. 3, 4, 5.

Câu 101: Ở một quần thể của loài ngẫu phối, thế hệ xuất phát có 100 cá thể trong đó có 64 con cái mang kiểu gen AA, 32 con cái mang kiểu gen Aa, 4 con đực mang kiểu gen aa. Ở thế hệ F2 kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ

A. 2/25        B. 8/25
C. 35/72      D. 5/6

Câu 102: Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong hai gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Hỏi kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?

A. 25%       B. 1,44%
C. 12%       D. 32,64%

Câu 103: Từ một quần thể của một loài cây được tách ra thành hai quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp

A. giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen
B. giữa chúng có sự sai khác đáng kể về thời gian ra hoa.
C. giữa chúng có sự sai khác đáng kể về các đặc điểm hình thái
D. giữa chúng có sự sai khác về tần số alen

Câu 104: Trong trồng trọt nhóm sinh vật có hại là

A. vi khuẩn cố định nitơ trong đất.
B. nấm và vi khuẩn phân hủy hợp chất chứa nitơ.
C. vi khuẩn phản nitrat hóa.
D. vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.

Câu 105: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài do

A. con người săn bắt, khai thác.
B. thiếu thức ăn.
C. dịch bệnh nhiều.
D. năng lượng mất mát quá lớn.

Câu 106: Cho các nhóm loài: sâu, ếch, lúa, vi khuẩn trong một hệ sinh thái. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Vi khuẩn là sinh vật tiêu thụ bậc 3
B. Vi khuẩn là sinh vật phân giải thuộc bậc dinh dưỡng 4
C. Vi khuẩn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng 4.
D. Vi khuẩn có thể có ở tất cả các bậc dinh dưỡng

Câu 107: Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein insulin là vì mã di truyền

A. có tính đặc hiệu        B. là mã bộ ba.
C. có tính phổ biến        D. có tính thoái hóa

Câu 108: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Phân li ổ sinh thái làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài.
B. Hai loài có chung một nguồn thức ăn có thể không cạnh tranh với nhau.
C. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các loài là cơ sở của hiện tượng khống chế sinh học.
D. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể sống hòa bình trong một sinh cảnh.

Câu 109: Ở một loài thực vật, biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho các cây thân cao - hoa màu đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm: 765 cây thân cao – hoa màu đỏ: 15 cây thân cao - hoa màu trắng: 15 cây thân thấp – hoa màu đỏ: 5 cây thân thấp – hoa màu trắng.

Biết các gen phân li độc lập, không có đột biến xảy ra và các cây (P) gồm có hai kiểu gen khác nhau về các tính trạng đang xét. Kiểu gen và tỉ lệ của các cây (P) là:

A. 9AaBb : 1AABB        B. 9AaBb : 1AABb
C. 1AaBb : 9AABB        D. 1AaBb : 9AaBB

Câu 110: Cho biết số thể đột biến thuộc thể ba kép xuất hiện tối đa trong loài là 153 loại. Số NST trong bộ lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?

A. 12      B. 24      C. 48       D. 36

Câu 111: Khi một nhân tố môi trường giao động vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng của loài, loài đó chỉ có thể tồn tại khi

A. thay đổi đối tượng săn bắt làm mồi.
B. biến đổi về hình thái cơ thể.
C. tìm nơi phù hợp về giới hạn sinh thái để trú ẩn.
D. thay đổi cách kiếm ăn.

Câu 112: Cho các đặc điểm:

1. Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào
2. Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
3. Được phát sinh trong quá trình phân bào
4. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

Loại biến dị có thể có đủ cả 4 đặc điểm nêu trên là:

A. đột biến gen           B. thường biến
C. đột biến NST          D. hoán vị gen

Câu 113: Cấu trúc nào sau đây là cấp tổ chức sống lớn nhất?

A. Quần xã            B. Sinh quyển
C. Hệ sinh thái       D. Khí quyển Trái Đất.

Câu 114: Điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo của tARN là:

1. ADN có cấu tạo hai mạch còn tARN có cấu trúc một mạch.
2. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không có.
3. Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ khác với đơn phân của tARN
4. ADN có kích thước và khối lượng lớn hơn tARN
5. Các đơn phân của ADN liên kết với nhau bằng kiên kết hóa trị còn của tARN thì không.

Đáp án đúng là

A. 1, 3, 4       B. 1, 2, 4         C. 2, 3, 4       D. 1, 4, 5

Câu 115: Biện pháp nào sau đây không nhằm mục đích tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?

A. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen.
B. Tiến hành lai hữu tính giữa các giống với nhau.
C. Loại bỏ những cá thể không mong muốn.
D. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hóa học.

Câu 116: Vào mùa đông những con ong cùng đàn thường quần tụ bên nhau để sưởi ấm tổ, ở trường hợp này nhiệt độ là

A. nhân tố không phụ thuộc vào mật độ.
B. nhân tố phụ thuộc vào mật độ.
C. nhân tố hữu sinh.
D. nhân tố gây cạnh tranh

Câu 117: Cho các nhận định sau về quá trình phân bào bình thường ở sinh vật nhân thực.

(1) Ở cơ thể đa bào, tế bào sinh dục chỉ thực hiện quá trình giảm phân.
(2) Trong quá trình giảm phân, tiếp hợp giữa 2 cromatit tương đồng không chị em diễn ra từ kỳ đầu của giảm phân I đến hết kỳ giữa của giảm phân I.
(3) Trong quá trình nguyên phân, NST xoắn cực đại vào kỳ giữa và bắt đầu duỗi xoắn khi bước vào kỳ sau.
(4) Ở tế bào có bộ NST 2n, kỳ đầu giảm phân I luôn diễn ra tiếp hợp giữa 2 cromatit tương đồng không chị em.

Số nhận định đúng là

A. 1.     B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 118: Một người có 2n = 47 NST. Người này không thể bị hội chứng

A. Claiphentơ        B. Siêu nữ        C. Đao         D. Tơcnơ

Câu 119: Loài người xuất hiện vào

A. đại Nguyên sinh        B. đại Trung sinh
C. đại Tân sinh              D. đại Cổ sinh

Câu 120: Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành gen a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến mất khả năng sinh sản. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, thể đột biến trên

A. có lợi cho sinh vật             B. có hại cho sinh vật
C. là đột biến trung tính           D. là đột biến vô nghĩa

----------- HẾT ----------

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

81. D

82.A

83. A

84. B

85. A

86. B

87. D

88. B

89. D

90. A

91. C

92. B

93. B

94. C

95. A

96. C

97. D

98. B

99. B

100. A

101. C

102.D

103. B

104. C

105. D

106. D

107. C

108. D

109. C

110. D

111. C

112. A

113. B

114. A

115. C

116. B

117. A

118. D

119. C

120. B

0