Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử Thư viện đề thi ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử
Thư viện đề thi VnDoc mời bạn tham khảo: để củng cố lại kiến thức môn học, tích lũy kiến thức và nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong từng bài thi. Chúc các bạn hoàn thành tốt kì thi!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Yên Bái
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường PTDTNT tỉnh Yên Bái
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 04 trang) |
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 – LẦN 2 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 101 |
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới trên cơ sở thỏa hiệp giữa các nước lớn.
D. hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính.
Câu 2. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ
A. nhất thế giới. B. hai thế giới.
C. ba thế giới. D. tư thế giới.
Câu 3. Ngay sau chiến tranh chống Nhật thắng lợi, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện
A. cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
B. thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C. Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng cùng hợp tác.
D. Quốc dân đảng đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là
A. giai cấp tư sản. B. giai cấp địa chủ phong kiến.
C. giai cấp vô sản. D. giai cấp nông dân.
Câu 5. Nhận định: "Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta" được Đảng ta đưa ra trong bối cảnh
A. xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
B. xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
C. cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ.
D. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
Câu 6. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là
A. tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.
B. dùng vũ lực và tài chính để khống chế đồng minh.
C. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. thực hiện chiến lược toàn cầu làm bá chủ thế giới.
Câu 7. Văn kiện nào đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hiến pháp Nhật Bản (1947).
B. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô (1951).
C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).
D. Quyết định của Hội nghị Ianta về Nhật Bản (1945).
Câu 8. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện xu thế
A. đối đầu gay gắt giữa Xô - Mĩ.
B. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
C. toàn cầu hóa.
D. hòa hoãn Đông - Tây.
Câu 9. Những giai cấp trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là
A. nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
B. nông dân, địa chủ phong kiến.
C. nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản.
D. nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
Câu 10. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 - 1925) đánh dấu
A. giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.
B. giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn đấu tranh tự giác.
C. giai cấp công nhân Việt Nam đã thực sự trưởng thành.
D. giai cấp công nhân Việt Nam đã có đường lối và chính Đảng lãnh đạo.
Câu 11. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên gắn với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"?
A. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo "Người cùng khổ".
B. Khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Khi sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
D. Khi gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai.
Câu 12. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất ở
A. Hà Nội. B. Cố đô Huế. C. Sài Gòn. D. Nghệ - Tĩnh.
Câu 13. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là
A. thực dân Pháp và Phát xít Nhật. B. phát xít Nhật.
C. bọn phản động thuộc địa Pháp. D. thực dân Pháp.
Câu 14. Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao.
B. Chủ nghĩa xã hội dần trở thành hệ thống thế giới.
C. Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ, Đảng ta đã trưởng thành.
D. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước tư bản phát triển.
Câu 15. Để hỗ trợ đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, miền Bắc đã thành lập
A. các binh đoàn chủ lực. B. các đội cảm tử quân.
C. Quân giải phóng miền Nam. D. các đoàn quân Nam tiến.
Câu 16. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (năm 1951) được xem là
A. Đại hội kháng chiến chống Pháp. B. Đại hội thành lập Đảng.
C. Đại hội kháng chiến thắng lợi. D. Đại hội toàn dân kháng chiến.
Câu 17. Âm mưu cơ bản của Pháp - Mĩ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
A. bảo vệ vùng Tây Bắc Việt Nam và Lào.
B. thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
C. giành lại thế chủ động trên chiến trường.
D. ngăn chặn đường liên lạc giữa ta với Trung Quốc.
Câu 18. Nguyên nhân sâu xa của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) là
A. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mỹ - Diệm gay gắt hơn bao giờ hết.
B. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.
C. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959) quyết định dùng bạo lực .
D. chính quyền Mỹ - Diệm đã suy yếu và lung lay.
Câu 19. Quê hương của phong trào "Đồng khởi" là
A. Sài Gòn. B. Bến Tre. C. Nam Bộ . D. Gia Định.
Câu 20. "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" là tinh thần của hậu phương miền Bắc chi viện cho
A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến chống Pháp.
D. nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.
Câu 21. Ý nào không đúng khi nhận định về trận "Điện Biên Phủ trên không" (cuối năm 1972)?
A. Đây là một trận quyết chiến chiến lược.
B. Được xem là cố gắng cuối cùng của Mĩ.
C. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
D. Tính chất ác liệt như trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 22. Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đã chọn những địa điểm nào để đánh nghi binh và thu hút quân địch?
A. Buôn Ma Thuột và Plâyku. B. Buôn Ma Thuột và Kon Tum.
C. Plâyku và Kon Tum. D. Kon Tum và Gia lai.
Câu 23. Sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian
1. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI.
3. Hội nghị Hiệp thương chính trị tại Sài Gòn.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2. C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3.
Câu 24. Một trong những quan điểm đổi mới của Đảng được nêu ra tại Đại hội VI (12 - 1986) là
A. đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.
B. đổi mới là phải thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội .
C. đổi mới để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
D. đổi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Câu 25. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?
A. Nắm bắt thời cơ và chớp đúng thời cơ .
B. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh .
D. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 26. Đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nhiều khu vực diễn ra nội chiến và xung đột gay gắt.
B. quyền lực chi phối hoàn toàn thuộc các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ.
C. thế giới luôn trong tình trạng "một siêu cường, nhiều cường quốc".
D. thế giới bị chia thành hai phe do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
Câu 27. Từ nguyên nhân phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?
A. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
B. Thu hút nhân tài, mở rộng hợp tác quốc tế.
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng.
D. Tự lực, tự cường, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 28. Đặc điểm nổi bật của nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. Mỹ can thiệp vào miền Nam.
B. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
C. đất nước bị chia cắt thành hai miền.
D. quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc.
Câu 29. Trận đọ sức giữa bộ đội chủ lực của ta và quân viễn chinh Mĩ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì?
A. Quân ta đủ khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
B. Quân ta đã đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ.
C. Cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.
D. Quân viễn chinh Mĩ thực sự rất yếu trong chiến đấu.
Câu 30. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Trận "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972.
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 31. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), sự kiện nào được xem là " đòn trinh sát chiến lược"?
A. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Câu 32. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ đã thực hiện ở Việt Nam từ 1954 - 1975 là
A. đều coi việc lập "Ấp chiến lược" là xương sống.
B. đều sử dụng lực lượng quân đồng minh.
C. đều sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn.
D. đều có sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ.
Câu 33. Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên
A. đều đã giành được độc lập.
B. đều có nền kinh tế phát triển.
C. đều có chế độ chính trị tương đồng.
D. đều có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
Câu 34. Nhân tố nào làm cho bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi to lớn và sâu sắc?
A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
B. Sự hình thành của trật tự hai cực Ianta.
C. Cao trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mĩ Latinh.
D. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 35. Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện tập trung ở những nội dung nào?
A. Việc xác định đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng.
B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
C. Xác định lực lượng lãnh đạo và mối quan hệ với cách mạng thế giới.
D. Xác định đường lối và nhiệm vụ cách mạng.
Câu 36. Sự kiện nào được coi là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi.
D. Cách mạng tháng Tám thành công.
Câu 37. Phong trào cách mạng được xem như cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này là
A. phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.
B. phong trào cách mạng 1930 - 1931.
C. phong trào dân chủ 1936 - 1939.
D. phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
Câu 38. Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
Câu 39. Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
A. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta.
B. Đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh cách mạng.
D. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
Câu 40. Chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đánh dấu quân dân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Hoà Bình 1952.
----------- HẾT ----------
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
1 |
B |
11 |
B |
21 |
C |
31 |
D |
2 |
B |
12 |
D |
22 |
C |
32 |
C |
3 |
A |
13 |
B |
23 |
B |
33 |
A |
4 |
A |
14 |
C |
24 |
D |
34 |
C |
5 |
A |
15 |
D |
25 |
A |
35 |
B |
6 |
D |
16 |
C |
26 |
D |
36 |
B |
7 |
C |
17 |
B |
27 |
A |
37 |
C |
8 |
D |
18 |
A |
28 |
C |
38 |
A |
9 |
A |
19 |
B |
29 |
A |
39 |
D |
10 |
A |
20 |
D |
30 |
C |
40 |
B |