Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2017 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học Để thuận lợi cho việc ôn tập thi ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học
Để thuận lợi cho việc ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học, chúng tôi giới thiệu với các bạn: . Qua đề thi này các bạn sẽ làm quen với dạng đề thi, rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức môn Lịch sử. Chúc các bạn thi tốt!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Yên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT LẠI SƠN (Đề có 3 trang) |
THI THỬ THPT QG 2017 - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN HÓA HỌC – 12 Thời gian làm bài: 50 Phút |
Câu 1: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) và 400ml dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,25. D. 0,15.
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 3: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C3H5N. C. C3H7N. D. CH5N.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
A. H2N-CH2-NH-CH2COOH.
B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 5: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 6: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:
A. Bạc B. Đồng C. Sắt tây D. Sắt
Câu 7: Vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Nhựa poli(vinyl clorua). B. Cao su buna.
C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ visco.
Câu 8: Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 21,6. B. 2,16. C. 7,20. D. 10,8.
Câu 9: Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở (MX > MY > MZ). Đốt cháy 0,16 mol X hoặc Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp chứa X, Y và 0,16 mol Z với dung dịch NaOH vừa đù thu được dung dịch chứa 101,04 gam hai muối của alanin và valin. Biết nX < nY. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:
A. 10 B. 95 C. 12 D. 54
Câu 10: Kim loại cứng nhất là
A. Zn. B. Cr. C. Pb. D. Sn.
Câu 11: Chất X có công thức cấu tạo là CH3COOCH3. Tên gọi của X là:
A. propyl axetat. B. etyl axetat.
C. metyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:
A. 25,5% B. 18,5% C. 22,5% D. 20,5%
Câu 13: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
Câu 14: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với:
A. nước. B. nước muối. C. cồn. D. giấm ăn.
Câu 15: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5.
C. C2H3COOC2H5. D. CH3COOC2H5.
Câu 16: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. RO2. B. R2O. C. R2O3. D. RO.
Câu 17: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
A. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.
B. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.
C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ
D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.
Câu 18: Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ
A. Cacbon. B. Cacbon và hiđro.
C. hiđro và oxi. D. Cacbon và oxi.
Câu 19: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch.
A. kiềm B. giấm ăn C. Muối ăn D. ancol
Câu 20: Cho 14 gam kim loại sắt tác dụng hoàn toàn với bột lưu huỳnh (đun nóng, không có không khí). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 30. B. 22. C. 52. D. 26.
Câu 21: Điều khẳng định nào sau đây là sai:
A. Cho CrO3 vào lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch có chứa hai muối.
B. Cu có thể tan trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl
C. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim.
D. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy khí không màu thoát ra.
Câu 22: Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?
A. Ca(OH)2 B. Na2CO3 C. HCl D. NaHCO3
Câu 23: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng của dung dịch Y là:
A. 151,9 gam B. 146,7 gam
C. 152 gam D. 175,2 gam
Câu 24: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. BaCl2. B. Ag. C. NaOH. D. Fe.
Câu 25: Hỗn hợp M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 93,26 B. 83,28 C. 86,16 D. 90,48
Câu 26: Loại tơ không phải tơ tổng hợp là
A. tơ polieste. B. tơ axetat.
C. tơ clorin. D. tơ capron.
Câu 27: Cho 14,5 gam hỗn hợp ba kim loại Mg, Fe, Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 33,4. B. 34,3. C. 33,8. D. 43,3.
Câu 28: Hệ số trùng hợp của poli etilen là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng là 120.008 đvC?
A. 4281. B. 4280. C. 4286. D. 4627.
Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 30: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là
A. Al, Zn, Mg, Cu B. Cu, Mg, Zn, Al
C. Mg, Cu, Zn, Al D. Cu, Zn, Al, Mg
Câu 31: Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Kim loại kiềm là (cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85,5)
A. Li. B. Rb. C. K. D. Na.
Câu 32: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 33: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit. B. quặng pirit.
C. quặng đôlômit. D. quặng boxit.
Câu 34: Cho 100 ml dung dịch NaOH 1,8M tác dụng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,125M và AlCl3 0,5M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (cho Al = 27, O = 16, H = 1)
A. 3,51. B. 1,65. C. 1,56. D. 3,90.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm glyxin và lysin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 6,6) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 14,6) gam muối. Giá trị của m là
A. 36,7. B. 49,9. C. 35,3. D. 32,0.
Câu 36: Oxit lưỡng tính là
A. Cr2O3. B. CrO3. C. MgO. D. CaO.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xemlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh.
Phát biểu đúng là
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3) D. (1) và (4).
Câu 38: Cấu hình electron nguyên tử Cr(Z = 24) là
A. [Ar]3d34s3. B. [Ar]3d54s1.
C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d44s2.
Câu 39: Để khử hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 20 gam. B. 22 gam. C. 16 gam. D. 24 gam.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (dktc). Dung dịch z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là:
A. 28 B. 36 C. 24 D. 32
(Cho nguyên tử khối của các chất như sau: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Br = 80, S = 32, P = 31, Al = 27, Ba = 137, Ca = 40, Cs = 133, Rb = 85,5, Li = 7, Zn = 65, Cu = 64, Mg = 24, Na = 23, K = 39, Ag = 108, Fe = 56, Cr = 52, Cl = 35,5)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học
1. B 2. C 3. D 4. C 5. A 6. A 7. C 8. A 9. C 10. B |
11. C 12. D 13. C 14. D 15. D 16. B 17. C 18. B 19. A 20. B |
21. A 22. B 23. A 24. B 25. D 26. B 27. D 28. C 29. A 30. D |
31. C 32. B 33. D 34. A 35. A 36. A 37. A 38. B 39. D 40. D |