14/01/2018, 19:49

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên Đề thi thử trắc nghiệm môn GDCD có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân gồm 40 ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

gồm 40 câu trắc nghiệm GDCD lớp 12, bám sát cấu trúc đề thi, giúp thi sinh ôn luyện kiến thức GDCD tốt nhất đạt điểm tối đa trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Thường Xuân 3, Thanh Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 12

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

Môn: GDCD

 

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Đặc trưng của pháp luật là:

a. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

b. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

c. Vì sự phát triển của xã hội.

d. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 2. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì:

a. Là quy định với mọi người.

b. Là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

c. Là quy định đối với người đã thành niên.

d. Là khuôn mẫu cho công chức, viên chức Nhà nước .

Câu 3. Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?

a. Hiến pháp.         b. Quyết định, thông tư            c. Nghị quyết, nghị định.               d. Lệnh, chỉ thị.

Câu 4. Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?

a. Để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.

b. Để bảo đảm công bằng xã hội.

c. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.

d. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.

Câu 5. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:

a. Các qui tắc của pháp luật cũng là các qui tắc của đạo đức.

b. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.

c. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.

d. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Câu 6. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

a. Vi phạm kỉ luật.                         b. Vi phạm luật dân sự.

c. Vi phạm hành chính.                 d. Vi phạm luật hình sự.

Câu 7. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

a. Thi hành pháp luật.                     b. Tuân thủ pháp luật.

c. Áp dụng pháp luật.                     d. Sử dụng pháp luật.

Câu 8. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

a. Từ đủ 16 tuổi trở lên.                  b. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

c. Từ 18 tuổi trở lên.                      d. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 9. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

a. Từ đủ 18 tuổi trở lên.                 b. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

c. Từ đủ 14 tuổi trở lên                  d. Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Vi phạm hành chính là hành vi:

a. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

b. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự.

c. Xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường.

d. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức.

Câu 11. Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:

a. Áp dụng pháp luật.                      b. Thi hành pháp luật.

c. Tuân thủ pháp luật.                     d. Sử dụng pháp luật.

Câu 12. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

a. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

b. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

c. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

d. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 13. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

a. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

c. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

d. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

Câu 14. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:

a. Có thai.                                         b. Kết hôn.

c. Nghỉ việc không lí do.                    d. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu 15. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?

a. Luật thuế thu nhập cá nhân.                b. Luật sở hữu trí tuệ.

c. Luật dân sự.                                     d. Luật lao động.

Câu 16. Người có quyền tố cáo là:

a. Cá nhân, tổ chức.

b. Công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

c. Chỉ có công dân.

d. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.

Câu 17. Chủ thể của hợp đồng lao động là:

a. Người lao động và người sử dụng lao động.

b. Người lao động và đại diện người lao động.

c. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

d. Tất cả các phương án trên.

Câu 18. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

a. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

b. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

d. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

Câu 19. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng và Nhà nước ta?

a. Bình đẳng giới.            b. An sinh xã hội.             c. Đại đoàn kết dân tộc.              d. Tiền lương.

Câu 20. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

a. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng

c. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ

d. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ

Câu 21. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia:

a. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

b. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.

c. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

d. Tất cả các phương án trên.

Câu 22. Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở:

a. Quy ước, hương ước của thôn, bản              b. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

c. Phong tục, tập quán của địa phương.            d. Truyền thống của dân tộc

Câu 23. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:

a. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

b. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.

c. Chỉ được khám xét chổ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

d. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 24. Quyền tác giả là gì?

a. Là quyền cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu.

b. Là quyền cá nhân được sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

c. Là quyền sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

d. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu.

Câu 25. Nghiên cứu khoa học là gì?

a. Là hoạt động phát hiện, tìm tòi các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

b. Sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

c. Là hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật của các cá nhân và tổ chức.

d. Bao gồm cả a và b

Câu 26. Mục đích của khiếu nại là:

a. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

b. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

c. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.

d. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.

Câu 27. "Bị cáo" là gì?

a. Là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.            b. Là người bị khởi tố hình sự.

c. Là người phạm tội bị bắt quả tang.                                d. Là người bị truy tố.

Câu 28. Người giải quyết khiếu nại là:

a. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

b. Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

d. Tất cả các phương án trên.

Câu 29. "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm" là một nội dung thuộc:

a. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận               b. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

c. Nội dung về quyền tự do ngôn luận                 d. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 30. Hiến pháp nước ta quy định công dân từ bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử?

a. Đủ 18 tuổi trở lên.                    b. Đủ 16 tuổi trở lên.

c. Đủ 21 tuổi trở lên                     d. Đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 31. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở:

a. Phạm vi cả nước                             b. Phạm vi cơ sở

c. Phạm vi địa phương                         d. Phạm vi cơ sở và địa phương.

Câu 32. Hiến pháp nước ta quy định công dân từ bao nhiêu tuổi thì có quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân?

a. Đủ 18 tuổi trở lên.                          b. Đủ 16 tuổi trở lên.

c. Đủ 21 tuổi trở lên.                          d. Đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 33. "Qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện một cách có hiệu quả trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân" là một nội dung thuộc:

a. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo

c. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo

d. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

Câu 34. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vừng của dất nước được thể hiện:

a. Trong lĩnh vực văn hóa

b. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

c. Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ mội trường

d. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.

Câu 35. Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo được thực hiện theo mấy bước?

a. 3                             b. 4.                           c. 5                           d. 2

Câu 36. Quyển bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?

a. Phổ thông, dân chủ và bỏ phiếu kín.

b. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

c. Bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

d. Phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 37. Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:

a. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

b. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

c. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

d. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 38. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để:

a. Thực hiện cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

b. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.

c. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.

d. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Câu 39. Thuế giá trị gia tăng là gì?

a. Là thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

b. Là thuế tính trên khoản tăng thêm phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

c. Là thuế tính trên khoản tăng thêm của dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

d. Là thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hóa phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Câu 40. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:

a. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.                    b. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

c. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.                      d. Tất cả phương án trên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

b

b

a

c

d

c

d

a

b

a

b

d

b

c

a

c

a

c

a

a

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

d

b

d

d

a

d

a

d

c

c

a

c

a

b

b

b

c

d

a

b

0