Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT chuyên Bắc Kạn (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT chuyên Bắc Kạn (Lần 1) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT chuyên Bắc Kạn (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân
VnDoc mời quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo: để các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn học và rèn luyện kỹ năng giải đề, quý thầy cô có thêm tài liệu phục vụ quá trình ôn tập cho học sinh cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm ra đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)
SỞ GD&ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề thi 132 |
Câu 1: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
B. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
C. Quy định các hành vi không được làm.
D. Quy định các bổn phận của công dân.
Câu 2: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
Câu 3: Pháp luật và đạo đước là hai hiện tượng
A. Đều mang tính quy phạm phổ biến.
B. Đều mang tính quy phạm bắt buộc chung.
C. Đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn.
D. Đều do nhà hoặc thừa nhận.
Câu 4: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật..
Câu 5: A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị Cảnh sát giao thông xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Cảnh cáo, giam xe. B. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.
C Cảnh cáo, phạt tiền. D Phạt tiền, giam xe.
Câu 6: Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Là hành vi trái pháp luật
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. Lỗi của chủ thể
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 7: Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?
A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng B. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
C. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều. D. Sử dụng tài liệu khi làm thi.
Câu 8: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng cho người có hành vi vi phạm
A. Văn hóa. B. Đạo đức.
C. Kinh tế. D. Pháp luật.
Câu 9: Hành vi nào sau đây vi phạm kỷ luật?
A. Vi phạm điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồm Chí Minh
B. Sử dụng trái phép chất ma túy.
C. Gây mất trật tự trong phòng thi.
D. Gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của nhà trường.
Câu 10: Người điều khiển xe môtô dưới 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì?
A. Giấy phép lái xe B. Chứng nhận đăng kí xe.
C. Bảo hiểm dân sự. D. Các loại giấy ở Câu b và c
Câu 11: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
A. Từ đủ 14 đến dưới 16. B. Từ 14 đến đủ 16.
C. Từ đủ 16 đến dưới 18. D. Từ 16 đến đủ 18.
Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong
A. Hiến pháp. B. Hiếp pháp và luật.
C. Luật Hiến pháp D. Luật và chính sách.
Câu 13: Anh Văn điều khiển xe máy chở bạn gái đi trên đường với tốc độ 80 km/h. Mặc dù có sự can ngăn từ phía bạn gái nhưng Văn vẫn bỏ ngoài tai. Đi được một quãng thì gây tai nạn làm Văn, bạn gái và một người khác phải vào viện. Trong trường hợp này Văn đã vi phạm pháp luật với lỗi gì?
A. Cố ý B. Vô ý
C. Vô ý do quá tự tin D. Vô ý do cẩu thả
Câu 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. Thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo
D. Gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của nhà trường.
Câu 15: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý:
A. Như nhau. B. Bằng nhau.
C. Ngang nhau D. Có thể khác nhau.
Câu 16: Những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:
A. Ngăn chặn, xử lí. B. Xử lí nghiêm minh.
C. Xử lí thật nặng. D. Xử lí nghiêm khắc.
Câu 17: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Củng cố tình yêu lứa đôi.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
Câu 18: Anh Quỳnh lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị Hoa đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường làm anh Quỳnh bị xây xát nhẹ. Theo em trong trường hợp này xử phạt như thế nào ?
A. Cảnh cáo, phạt tiền chị Hoa.
B. Cảnh cáo và buộc chị Hoa bồi thường cho gia đình anh Quỳnh.
C. Không xử phạt chị Hoa vì chị đi xe đạp.
D. Phạt tù chị Hoa.
Câu 19: Nội dung nào thể hiên bình đẳng trong lao động?
A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Câu 20: Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền
A. Bình đẳng trong lao động. B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng trong sản xuất. D. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội.
Câu 21: Bình đẳng trong quan hệ vợ và chồng thể hiện trong quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng với họ hàng nội ngoại.
B. Quan hệ gia đình với quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Câu 22: Để tìm việc phù hợp, anh Hòa có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. Trong tuyển dụng lao động. B. Trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. Tự do lựa chon việc làm.
Câu 23 Theo quy định bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 15 tuổi. B. 16 tuổi. C. 18 tuổi. D. 20 tuổi.
Câu 24 Người điều khiển xe môtô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi ?
A. 15 tuổi. B. 16 tuổi C. 18 tuổi D. 20 tuổi
Câu 25: Cơ sở pháp lý nào bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật. B. Nội quy cơ quan.
C. Điều lệ Đoàn D. Điều lệ Đảng.
Câu 26: Chị Lan muốn nhận Bình làm con nuôi, theo quy định của pháp luật thì chị Lan phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
A. Chị Lan phải từ 20 tuổi trở lên.
B. Chị Lan chỉ cần nộp giấy chứng minh và giấy tờ thùy than của mình.
C. Chị Lan chỉ cần có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước có thể nhận con nuôi.
D. Chị Lan phải từ 22 tuổi trở lên..
Câu 27: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự..., là hình thức:
A. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.
B. Không làm những điều pháp luật cấm.
C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.
D. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Câu 28: Anh Bình là một kỹ sư giỏi được giám đốc bổ nhiệm chức trưởng phòng kỹ thuật của công ty. Trường hợp này thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong
A. Thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng lao động nam và lao động nữ.
C. Khả năng lao động. D. Giao kết hợp đồng.
Câu 29: Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?
A. Đại đoàn kết các dân tộc. B. Bình đẳng giới.
C. Tiền lương. D. An sinh xã hội.
Câu 30: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định chọn trường, chọn ngành học cho con.
Câu 31: Pháp luật bắt buộc đối với ai
A. Đối với mọi công dân. B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Đối với mọi cơ quan. D. Đối với mọi tổ chức xã hội.
Câu 32: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc
A. Các bên cùng có lợi.
B. Bình đẳng.
C. Đoàn kết giữa các dân tộc.
D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Câu 33: Sau giờ học trên lớp bạn Hà (người dân tộc Kinh) giảng bài cho bạn Nam (người dân tộc Nùng). Hành vi của Hà thể hiện
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền tự do, dân chủ của Hà.
C. Sự tương thân tương ái của Hà D. Hai bạn chơi thân với nhau.
Câu 34: Tôn giáo được biểu hiện:
A. Qua các đạo khác nhau.
B. Qua các tín ngưỡng.
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
D. Qua các hình thức lễ nghi.
Câu 35 Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Đạo cao đài. B. Đạo phật C. Đạo tin lành D. Đạo thiên chúa.
Câu 36: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng.
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ.
C. Các dân tộc được nhà nướcvà pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Câu 37: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người
A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.
D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật.
Câu 38: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền.
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 39: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa:
A. Công dân với pháp luật. B. Nhà nước với pháp luật.
C. Nhà nước và công dân D. Công dân với nhà nước và pháp luật.
Câu 40: Có trách nhiệm phê phán đấu tranh, tố cáo những việc làm trái páp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
A. Công dân. B. Nhân dân.
C. Nhà nước D. Các lãnh đạo nhà nước.