Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Bôn, Thái Bình
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Bôn, Thái Bình Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý . Nội dung đề thi bám sát chương trình học, ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Bôn, Thái Bình
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
. Nội dung đề thi bám sát chương trình học, cấu trúc trình bày rõ ràng và khoa học. Thông qua đề thi các bạn sẽ nắm vững nội dung kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn ôn thi thật tốt!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Kim Thành, Hải Dương (Lần 1)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT LÝ BÔN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 Bài thi KHXH - Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; |
Câu 1: Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
A. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
B. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
C. tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
D. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
Câu 2: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài nhất giáp với
A. Trung Quốc.
B. Lào
C. Cam-pu-chia.
D. Mi-an-ma.
Câu 3: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là
A. có sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ.
B. địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
C. phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
D. địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người.
Câu 4: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta là
A. đồng bằng sông Hồng.
B. đồng bằng sông Mã.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. đồng bằng sông Cả.
Câu 5: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. bắc Bộ
B. bắc Trung Bộ
C. nam Trung Bộ
D. nam Bộ
Câu 6: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí:
A. nằm ở bán cầu Đông.
B. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. nằm ở bán cầu Bắc.
Câu 7. Quá trình chính trong sự hình thành và phát triển địa hình Việt Nam là:
A. quá trình xâm thực
B. quá trình bồi tụ
C. quá trình phong hóa
D. quá trình xâm thực và bồi tụ
Câu 8: Dãy núi được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền phía Bắc và phía Nam là
A. Hoàng Liên Sơn
B. Hoành Sơn
C. Bạch Mã
D. Kẻ Bàng
Câu 9. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới:
A. Tây Bắc
B. ĐB sông Hồng
C. Tây Nguyên
D. Bắc Trung Bộ
Câu 10: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên các cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam
A. Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu
B. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La
C. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu
D. Tà Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La
Câu 11: Mục tiêu ban hành"Sách đỏ Việt Nam" là
A. kiểm kê các loài động thực vật quy hiếm ở Việt Nam.
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
D. bảo tồn các loài động vật qúy hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 12: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là
A. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão.
B. cùng cố đê chắn sóng ven biển.
C. sơ tán dân.
D. phát triển các rừng ven biển.
Câu 13: Gió thổi vào nước ta mang thời tiết lạnh, khô vào mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là
A. gió Đông Bắc
B. gió mậu dịch nửa cầu Bắc
C. gió mậu dịch nửa cầu Nam
D. gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan
Câu 14: Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm
A. rừng sản xuất.
B. rừng phòng hộ.
C. rừng đặc dụng.
D. rừng tái sinh.
Câu 15. Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế:
A. EEC, ASEAN, WTO C. ASEAN, OPEC, WTO
C. ASEAN,WTO, APEC D. OPEC, WTO, EEC
Câu 16: Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
A. tác động của hướng các dãy núi.
B. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.
C. sự phân hóa độ cao địa hình.
D. tác động của gió mùa.
Câu 17: Cho bảng số liệu dân số Việt nam qua các năm, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng dân số Việt nam là
năm |
1901 |
1956 |
1981 |
1989 |
2001 |
Dân số (triệu ngưởi) |
13 |
27,5 |
54,9 |
64,4 |
76,6 |
A. biểu đồ Miền
B. biểu đồ Tròn
C. biểu đồ Cột
D. biểu đồ Đường
Câu 18. Ảnh hưởng của sự phân bố dân cứ không đồng đều giữa các vùng nước ta là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở trung du, miền núi.
B. gây sức ép lên tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng.
C. khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi vùng.
D. tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động ở mỗi vùng.
Câu 19. Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ:
A. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên
B. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế
C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hứơng nghiệp
D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
Câu 20. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc
A. phát triển nền nông nghệp nhiệt đới.
B. phát triển nền nông nghệp cận nhiệt và ôn đới.
C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D. bảo vệ an ninh quốc phòng trên đất liền và biển.
Câu 21. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 22. Đường dây 500 KV nối :
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.
D. Hoà Bình - Cà Mau.
Câu 23. Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A. đường sắt Thống Nhất.
B. quốc lộ 1.
C. đường biển.
D. đường Hồ Chí Minh
Câu 24. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì:
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển dài.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 25. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A. lương thực, thực phẩm. B. nguyên, nhiên vật liệu.
C. máy móc thiết bị. D. hàng tiêu dùng.
Câu 26. Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực :
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.
Câu 27. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002.
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
Cây công nghiệp hằng năm |
Cây công nghiệp lâu năm |
1975 |
210,1 |
172,8 |
1980 |
371,7 |
256,0 |
1985 |
600,7 |
470,3 |
1990 |
542,0 |
657,3 |
1995 |
716,7 |
902,3 |
2000 |
778,1 |
1451,3 |
2002 |
845,8 |
1491,5 |
Nhận định đúng nhất là:
A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm.
B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn.
C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn.
D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục.
Câu 28. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh
A. 12 tỉnh
B. 14 tỉnh
C. 15 tỉnh
D. 16 tỉnh
Câu 29. Mật độ dân số của vùng Đồng Bằng sông Hồng năm 2005 là
A. 1440 người/km2
B. 429 người/km2
C. 254 người/km2
D. 1225 người/km2
Câu 30. Diện tích rừng của vùng Bắc Trung Bộ chiếm bao nhiêu % diện tích rừng của cả nước
A. 15%
B. 20%
C. 32%
D. 28%
Câu 31. Tỉnh nào ở duyên hải Nam trung bộ có trữ lượng lớn cát làm thủy tinh
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Khánh Hòa
D. Ninh Thuận
Câu 32. Diện tích tự nhiên của Tây Nguyên gần:
A. 54,7 nghìn km2
B. 51,5 nghìn km2
C. 44,4 nghìn km2
D. 23,6 nghìn km2
Câu 33. Nhóm đất có diện tích lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long
A. đất mặn
B. đất phù sa ngọt
C. đất phèn
D. đất xám
Câu 34. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu
C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất mới
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 35. Huyện đảo có nghề trồng tỏi xuất khẩu nổi tiếng là
A. Lý Sơn (Quảng Ngãi)
B. Phú Quý(Bình Thuận)
C. Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
D. Phú Quốc (Kiên Giang)
Câu 36. Vùng kinh tế trọng điểm là vùng:
A. hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước
B. tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
C. Là vùng có mật độ dân số đông.
D. Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp then chốt
Câu 37. Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta là do
A. có mùa đông lạnh nhất nước ta và có đất xám bạc màu
B. Có nền địa hình cao và đất feralit phất triển trên đá badan
C. Phần lớn là đất feralit và có mùa đông lạnh
D. Thị trường tiêu thụ chè lớn
Câu 38. Phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ vì:
A. Có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế vùng
B. Vừa hình thành cơ cấu ngành nông nghiệp, vừa tạo thế phát triển liên hoàn kinh tế theo không gian
C. Khai thác thế mạnh về đất đai, khí hâu, sinh vật
D. Nâng cao đời sống nhân dân
Câu 39. Nguyên nhân khiến diện tích rừng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm sút là
A. di dân tự do, cháy rừng
B. cháy rừng, mở rộng diện tích trồng lúa
C. nhiễm độc do chiến tranh để lại
D. mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng cây công nghiệp và cháy rừng.
Câu 40. Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông và thềm lục địa nhằm mục đích
A. Thăm dò và khai thác nguồn lợi biển
B. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi nước
C. Giải quyết tốt các vaand đề liên quan tới biển Đông và vịnh Thái Lan
D. Giải quyết tranh chấp các đảo ở ngoài khơi
----------- HẾT -----------
- Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.