Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 3) Đề thi thử đại học môn Sinh năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học gồm 50 câu trắc ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
gồm 50 câu trắc nghiệm làm bài trong thời gian 90 phút. VnDoc.com hy vọng đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia, luyện thi đại học khối B hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 08 trang) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2015-2016 Môn: SINH HỌC; Khối: B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi: 3/4/2016 |
Mã đề thi 105
Câu 1: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai sau . Ở F1 thu được số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 196 và 64 B. 400 và 64. C. 196 và 36. D. 196 và 48.
Câu 2: Xét các phát biểu sau đây:
(1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit amin.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5' – 3' so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp.
(4) Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3' – 5' của mARN.
(6) Có 59 bộ ba thể hiện tính thoái hoá của mã di truyền .
Trong 6 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 3: Ví dụ nào sau đây không phản ánh nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng.
B. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai... thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, bào...) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
D. Lối sống bầy đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức sống của các cá thể trong quần thể.
Câu 4: Lai hai cây hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thu được F2: 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F3, xác suất để thu được cây hoa đỏ là:
A. 16/81 B. 17/81 C. 64/81 D. 17/49
Câu 5: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
(7) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường xảy ra ở vùng lạnh
A. (1), (5), (7). B. (3), (5). C. (2), (4) D. (1), (5), (7), (6)
Câu 6: Trong quá trình tiến hóa, nhân tố nào sau đây tạo ra nguồn biến dị cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Đột biến B. Di - nhập gen
C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 7: Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường chỉ có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
(6) nhỏ hơn 5,60C là giới hạn dưới của cá rôphi
(7) Chim ăn sâu và chim ăn hạt cây mặc dù chúng có cùng nơi ở nhưng thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 8: Ở một loài thú, gen A nằm trên NST thường quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 con đực mang kiểu gen AA, 400 con cái mang kiểu gen AA, 100 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể lông đỏ, xác suất để thu được 2 cá thể lông đỏ là
A. 0,6 B. 0,029 C. 0,5 D. 0,25
Câu 9: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết, có 10 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ 1 đến 10. Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
1. Có 18 NST. 6. Có 10 NST.
2. Có 24 NST. 7. Có 8 NST.
3. Có 13 NST. 8. Có 14 NST.
4. Có 16 NST. 9. Có 36 NST.
5. Có 30 NST. 10. Có 42 NST
Trong 10 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 10: Ghép các hội chứng bệnh ở người và dạng đột biến cho phù hợp
1- Đột biến số lượng NST 2 – Đột biến cấu trúc NST 3- Đột biến gen
a- hội chứng mèo kêu b- bệnh Phênikêtô niệu c – hội chứng Patau
d – hội chứng siêu nữ e – hội chứng Claiphento
Câu trả lời đúng là:
A. 1 - b, c, d; 2 – e; 3 – a B. 1 - c, d, e; 2 – a; 3 - b
C. 1- c, d, e; 2 - b; 3 - a D. 1 -a, c; 2 - c; 3 – d, e
Câu 11: Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Gen thứ ba có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ tư có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y và không có alen tương ứng trên X. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về bốn gen nói trên?
A. 2340 B. 900 C. 1800. D. 1908.
Câu 12: Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.
(5) Ngà voi và sừng tê giác
Những cặp cơ quan tương đồng là
A. (1),(2), (3). B. (2), (3), (4), (5). C. (l),(2),(4) D. (l),(2).
Câu 13: Xét các biện pháp tạo giống sau đây?
(1) Dung hợp tế bào trần, nhân lên thành dòng và gây lưỡng bội hóa.
(2) Gây đột biến, sau đó chọn lọc để được giống mới có năng suất cao.
(3) Chọn dòng tế bào xôma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
(4) Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng.
(5) Tạo thành dòng thuần chủng, sau đó cho lai khác dòng để thu con lai làm giống.
(6) Tiến hành phép lai thuận ,nghịch
Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để tạo ưu thế lai?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 14: Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị
A. sự biến động, suy thoái của quần xã.
B. sự suy thoái của quần xã hay cân bằng sinh học trong quần xã
C. sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã
D. sự ổn định, cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 15: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. Kỉ Krêta (Phấn trấng) thuộc đại Trung sinh B. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. D. Kỉ Jura thuộc Trung sinh.
Câu 16: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: thu được F1 trong tổng số cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/27. Theo lí thuyết, dự đoán về kết quả ở F1:
- Có 40 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình.
- Số cá thể mang kiểu gen trên chiếm tỉ lệ 8%.
- Tỷ lệ cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 40.5%
- Tỷ lệ cá thể mang 3 alen trội của 3 gen trên chiếm tỉ lệ 13%.
Số đáp án đúng :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Trong thí nghiệm này, loại khí nào sau đây không được sử dụng để tạo môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất?
A. CH4. B. NH3 C. O2 D. H2.
Câu 18: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
Câu trả lời đúng là:
A. (1), (4). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (2), (3).
Câu 19: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là:
A. 1/3 B. 8/9 C. 1/9 D. 3/4
Câu 20: phương pháp chủ động tạo nguồn biến di di truyền trong chọn giống hiện đại:
A. lai giống B. gây đột biến nhân tạo
C. tạo ưu thế lai D. công nghệ tế bào
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Đáp án mã đề 105
1 |
C |
11 |
C |
21 |
C |
31 |
B |
41 |
B |
2 |
C |
12 |
A |
22 |
B |
32 |
D |
42 |
C |
3 |
D |
13 |
A |
23 |
B |
33 |
C |
43 |
D |
4 |
C |
14 |
C |
24 |
A |
34 |
|
44 |
A |
5 |
A |
15 |
A |
25 |
B |
35 |
D |
45 |
D |
6 |
A |
16 |
B |
26 |
B |
36 |
A |
46 |
D |
7 |
D |
17 |
C |
27 |
C |
37 |
C |
47 |
C |
8 |
B |
18 |
A |
28 |
D |
38 |
A |
48 |
D |
9 |
D |
19 |
B |
29 |
B |
39 |
D |
49 |
B |
10 |
B |
20 |
B |
30 |
D |
40 |
C |
50 |
C |