Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Sinh năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, làm trong thời gian 90 phút. Mời các bạn tham khảo và ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 2)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Mã đề thi 209
|
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 NĂM 2015-2016 Môn thi: Sinh học (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể:
- Chuyển đoạn tương hổ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Chuyển đoạn tương hổ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác.
- Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.
- Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không tương đồng với nó và ngược lại.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 2: Ở một loài thú xét 4 gen: gen I và gen II cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 1 và biết quần thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử về các gen này. Gen III nằm trên X và không có alen tương ứng nằm trên Y và gen IV nằm trên đoạn tương đồng của X và Y. Biết quần thể này tạo tối đa 9 loại tinh trùng về các gen trên NST giới tính. Biết không có đột biến xảy ra. Số loại kiểu gen tối đa có thể có của quần thể và các loại gen trên là:
A. 567. B. 237. C. 819. D. 189.
Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp?
A. Xuất hiện do sự tái tổ hợp vật chất bình thường trong quá trình sinh sản.
B. Có tính định hướng.
C. Xuất hiện riêng lẻ, cá thể.
D. Là nguyên liệu của tiến hóa, chọn giống.
Câu 4: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 0.2%. B. 88,2% . C. 2%. D. 11,8% .
Câu 5: Liệu pháp gen là
A. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.
B. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
C. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến.
D. Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.
Câu 6: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ trong tổng số các ruồi thu được ở Fl, ruồi có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 3%. B. 34,5%. C. 50%. D. 11,5%.
Câu 7: Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ khai ở tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hòa biểu hiện gen ở mức
A. sau dịch mã B. sau phiên mã C. dịch mã D. phiên mã
Câu 8: Ở thế hệ xuất phát ở một quần thể tự phối có tuổi trước sinh sản P: 0,2AA + 0,6Aa + 0,2 aa = 1. Xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 trước sinh sản. Biết rằng các cá thể có kiểu hình lặn không có khả năng sinh sản
A. 157/163 AA : 6/163 Aa. B. 36/49AA : 12/49 Aa : 1/49 aa.
C. 3/4AA : 1/4 Aa. D. 157/166 AA : 6/166 Aa : 3/166 aa.
Câu 9: Để sản xuất insulin trên quy mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.
- ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
- gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
- sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
- sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.
Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 10: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ tư có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 1140. B. 870. C. 2250. D. 360.
Câu 11: Cho các biện pháp:
- Dung hợp tế bào trần.
- Cấy truyền phôi.
- Nhân bản vô tính.
- Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
- Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời kết hợp với chọn lọc.
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là
A. 4, 5. B. 2, 3, 4. C. 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 12: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đâu không đúng?
A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính tốt nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau
C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
Câu 13: Cho các biện pháp sau:
- Bảo vệ môi trường sống trong sạch.
- Tư vấn di truyền.
- Sàng lọc trước sinh.
- Liệu pháp gen.
- Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền.
Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 14: Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì sau 6 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G−X và số gen gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói trên.
A. 15 và 48. B. 3 và 28. C. 15 và 30. D. 7 và 24.
Câu 15: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm có 3 trong các bước sau
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thụần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây là đúng nhất ?
A. II→ III → IV. B. I → III → II. C. III → II →IV. D. III → II → I.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
1 |
B |
11 |
A |
21 |
C |
31 |
B |
41 |
C |
2 |
C |
12 |
D |
22 |
A |
32 |
A |
42 |
D |
3 |
B |
13 |
B |
23 |
A |
33 |
D |
43 |
B |
4 |
D |
14 |
A |
24 |
D |
34 |
D |
44 |
A |
5 |
C |
15 |
C |
25 |
B |
35 |
A |
45 |
C |
6 |
B |
16 |
C |
26 |
C |
36 |
A |
46 |
B |
7 |
B |
17 |
A |
27 |
D |
37 |
D |
47 |
C |
8 |
D |
18 |
B |
28 |
B |
38 |
D |
48 |
D |
9 |
C |
19 |
C |
29 |
C |
39 |
D |
49 |
A |
10 |
A |
20 |
A |
30 |
B |
40 |
C |
50 |
C |