14/01/2018, 15:38

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Tuyên Quang (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Tuyên Quang (Lần 1) Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Tuyên Quang (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm Hóa có đáp án đi kèm, với cấu trúc tương đương đề thi THPT Quốc gia chính thức môn Hóa của Bộ GD - ĐT. Mời các bạn tham khảo.

Các phương pháp giải nhanh bài toán Hóa học

Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia

9 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Lục Nam, Bắc Giang

SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

---------

Đề thi có 04 trang

ĐỀ THI THỬ LẦN I

KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

MÔN HÓA HỌC

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh ...................................................... Số báo danh: ...........................

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 88; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137

Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn

Câu 1: Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất là:

A. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)
B. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
C. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)
D. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)

Câu 2: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

A. 2,0                             B. 13,0                           C. 2,2                           D. 8,5

Câu 3: Trong phản ứng của các chất vô cơ, phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Phản ứng hóa hợp.                                         B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng trao đổi.                                          D. Phản ứng thế.

Câu 4: Trong các halogen sau đây, halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Brom.                        B. Clo.                           C. Iot.                           D. Flo.

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit fomic tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị m là

A. 4,6 gam.                   B. 6,9 gam.                    C. 9,2 gam.                  D. 13,8 gam.

Câu 6: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là

A. 1                               B. 4                                C. 2                              D. 3

Câu 7: Khi nói về axit fomic và glixerol, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cùng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. Cùng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cùng phản ứng với dung dịch NaOH.
D. Cùng phản ứng với dung dịch NaHCO3.

Câu 8: Chất béo là trieste của axit béo với

A. ancol etylic.            B. ancol metylic.             C. glixerol.                    D. etylen glicol.

Câu 9: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

A. HCl, O3, H2S         B. H2O, HCl, NH3          C. HF, Cl2, H2O           D. O2, H2O, NH3

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016

1. B

2. A

3. D

4. D

5. C

6. D

7. A

8. C

9. B

10. C

11. B

12. C

13. D

14. B

15. A

16. B

17. C

18. B

19. C

20. D

21. D

22. B

23. A

24. A

25. A

26. A

27. C

28. C

29. D

30. C

31. B

32. C

33. D

34. D

35. C

36. B

37. A

38. B

39. D

40. D

41. C

42. A

43. C

44. D

45. C

46. B

47. B

48. A

49. A

50. A

0