14/01/2018, 16:07

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương (Lần 1) Đề thi thử Đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học là tài liệu tham ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

 là tài liệu tham khảo, học tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa, luyện thi đại học môn Hóa. Đề thi có kèm đáp án giúp các bạn kiểm tra lại bài làm của mình một cách chủ động và linh hoạt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

(Đề thi có 5 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - LẦN 1

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

 

Mã đề thi 326

Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là

A. K.                       B. Al.                    C. Mg.                      D. Na.

Câu 2: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. toluen.                B. stiren.               C. propen.                 D. isopren.

Câu 3: Cho 0,1 mol ancol X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Số nhóm chức -OH của ancol X là

A. 2.                      B. 3.                      C. 1.                         D. 4.

Câu 4: Chất không phản ứng với Na là

A. C2H5OH.           B. CH3COOH.         C. HCOOH.              D. CH3CHO.

Câu 5: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5.                       B. 4.                       C. 7.                      D. 6.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol axit X thu được 1 mol H2O. Để trung hòa dung dịch chứa 1 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH nồng độ 2M. Vậy axit X có thể là:

A. HOOC-COOH                                     B. HCOOH

C. HOOC-C≡C-COOH                             D. CH2=CH-COOH

Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử:

A. KClO3 → KCl + KClO4                         B. Ag2O → Ag + O2

C. CaCO3 → CaO + CO2                         D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl+ Br2

Câu 8: Để phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch CuSO4 1M, cần vừa đủ m gam Fe. Giá trị của m là

A. 2,8.                      B. 5,6.                         C. 11,2.                        D. 8,4.

Câu 9: Polivinyl axetat là polime được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây:

A. CH2­=CH-COOCH3.                         B. CH2=CH-COOC2H5.

C. CH2=CH-COOH.                            D. CH2=CH-OCOCH3.

Câu 10: Các ancol no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là

A. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.                    B. ancol bậc 1.

C. ancol bậc 3.                                          D. ancol bậc 2.

Câu 11: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch

A. CuSO4.                     B. AlCl3.                      C. HCl.                      D. FeCl3.

Câu 12: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 2,0.                          B. 8,5.                          C. 2,2.                      D. 6,4.

Câu 13: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H2O (khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp) là

A. Tinh bột, C2H4, C2H2.                          B. C2H6, CH3-COO-CH3, tinh bột.

C. Saccarozơ, CH3COOCH3, benzen.      D. C2H4, CH4, C2H2.

Câu 14: Cho dãy các kim loại: Be, Na, Sr, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 2.                             B. 4.                            C. 1.                         D. 3.

Câu 15: Chất có tính lưỡng tính là

A. KNO3.                     B. NaOH.                     C. NaCl.                     D. NaHCO3.

Câu 16: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

A. ns1.                         B. ns2np1.                    C. ns2np2.                 D. ns2.

Câu 17: Chất có liên kết cộng hóa trị là

A. KCl                         B. NaBr                         C. HCl.                      D. NaF

Câu 18: Một loại nước X có chứa: 0,02 mol Na+, 0,03 mol Ca2+, 0,015 mol Mg2+, 0,04 mol Cl-, 0,07 mol HCO3-. Đun sôi nước hồi lâu, lọc bỏ kết tủa nếu có thu được nước lọc Y thì Y thuộc loại nước

A. Nước cứng tạm thời                    B. Nước cứng vĩnh cửu

C. Nước cứng toàn phần                  D. Nước mềm

Câu 19: Hợp chất thơm không phản ứng với dung dịch NaOH là

A. C6H5NH3Cl.              B. C6H5OH.                 C. C6H5CH2OH.          D. p-CH3C6H4OH

Câu 20: Dẫn từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2. Hiện tượng quan sát được là

A. có kết tủa lục nhạt, không tan.                    B. có kết tủa trắng, sau đó tan ra.

C. có kết tủa xanh lam, không tan.                  D. có kết tủa trắng không tan.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đáp án mã đề 326

1. A

6. B

11. D

16. D

21. C

26. D

31. A

36. A

41. C

46. B

2. A

7. C

12. A

17. C

22. C

27. C

32. D

37. C

42. D

47. B

3. A

8. B

13. A

18. B

23. B

28. B

33. B

38. C

43. D

48. C

4. D

9. D

14. D

19. C

24. C

29. A

34. A

39. A

44. C

49. D

5. A

10. B

15. D

20. B

25. B

30. B

35. D

40. B

45. A

50. D

0