14/01/2018, 16:39

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3) Đề thi thử đại học môn Vật lý năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý gồm 4 mã đề, ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

 gồm 4 mã đề, mỗi mã đề có 50 câu trắc nghiệm, có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự luyện tập, củng cố kiến thức môn Lý, luyện thi đại học môn Lý hiệu quả, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ HÀ ĐÔNG
MÃ ĐỀ 132
(Đề thi gồm có 7 trang)
***********
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN 3
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề

Cho biết: Hằng số Plank h = 6,625.10-34Js; điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s, số Avôgađrô NA = 6,02.1023,đơn vị nguyên tử u = 931,5 MeV/c2.

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều  (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm có điện trở thuần, cuộn thuần cảm và tụ mắc nối tiếp, có R = ZL = 3.ZC. Tại thời điểm nào đó điện áp tức thời trên tụ điện đạt cực đại bằng 60V thì độ lớn điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch lúc này là

A. 120V.                          B. 60√13 V.                          C. 60V.                           D. 40 V

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos5t (cm) (t tính bằng giây). Khối lượng vật nặng là 200g. Khi động năng gấp 2 lần thế năng thì cơ năng dao động của vật bằng

A. 25 mJ.                       B. 250 J.                               C. 50 mJ.                        D. 16,7 mJ.

Câu 3: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Hai sóng có tần số liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 15 Hz và 20 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên các dây đều bằng nhau. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 1,5 m/s.                     B. 7,5 m/s.                             C. 15 m/s.                      D. 5 m/s.

Câu 4: Khi một chùm sáng đơn sắc truyền trong thủy tinh có bước sóng 0,4μm, chiết suất của thủy tinh với ánh sáng đó bằng 1,5. Chiết suất của nước với ánh sáng đó là 4/3. Khi truyền trong môi trường nước năng lượng của phô-tôn ứng với ánh sáng đó bằng.

A. 2,07 eV.                       B. 3,11 eV.                           C. 4,66 eV.                        D. 2,76 eV.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ

A. có vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào môi trường lan truyền sóng.

B. có cả sóng dọc và sóng ngang, lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng , khí.

C. trong môi trường đồng nhất đẳng hướng sóng truyền theo mọi phương với cùng tốc độ.

D. bước sóng thay đổi khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác.

Câu 6: Xét phản ứng hạt nhân sau: . Biết độ hụt khối khi tạo thành các hạt nhân: 21D; 31T; 42He lần lượt là ΔmD = 0,0024u; ΔmT = 0,0087u; ΔmHe = 0,0305u. Điều nào sau đây mô tả đúng về phản ứng này:

A. Phản ứng tỏa 18,1 MeV năng lượng.            B. Phản ứng thu 18,1 MeV năng lượng.

C. Phản ứng tỏa 3,26 MeV năng lượng.            D. Hạt 42He kém bền vững hơn 31T và 21D.

Câu 7: Sóng truyền trên bề mặt chất lỏng theo chiều từ M đến N như hình vẽ. Tại thời điểm t hình dạng sóng trên mặt nước theo một phương Ox như hình vẽ. Chiều dao động hai điểm M và N là:

A. Cả M và N đi xuống.                          B. Cả M và N đi lên.

C. M đi lên, N đi xuống.                          D. Cả M và N chuyển động sang phải.

Câu 8: Một con lắc đơn có dây treo dài 0,4 m và khối lượng vật nặng là 200 g. Lấy g = 10 m/s2; bỏ qua ma sát. Kéo con lắc dây để dây treo lệch góc 600 so với phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Khi tốc độ của vật là 2 m/s thì lực căng của dây treo là

A. 3 N.                         B. 2 N.                      C. 4 N.                          D. 5 N.

Câu 9: Một động cơ điện tiêu thụ công suất điện 220W, sinh ra công suất cơ học bằng 176 W. Tỉ số của công suất cơ học với công suất hao phí ở động cơ bằng

A. 3.                            B. 4.                          C. 2.                               D. 5.

Câu 10: Hoạt động của mạch chọn sóng ở đầu vào của máy thu thanh dựa vào hiện tượng

A. cộng hưởng sóng điện từ điện trở của mạch lớn nhỏ tùy ý.

B. cộng hưởng sóng điện từ trong điều kiện điện trở của mạch rất nhỏ.

C. hấp thụ sóng điện từ, sóng điện từ cần thu được hấp thụ vào mạch dao động.

D. giao thoa sóng điện từ, mắc phối hợp anten thu.

Câu 11: Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra?

A. Chất rắn và chất lỏng.                      B. Chất lỏng, chất rắn và chất khí.

C. Chất khí có tỉ khối lớn.                     D. Hơi chất lỏng ở áp suất thấp.

Câu 12: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) (U0 không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh ω = ω1 thì cảm kháng của cuộn cảm thuần bằng 4 lần dung kháng của tụ điện. Khi ω = ω2 thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện. Hệ thức đúng là

A. ω1 = 2ω2.                B. ω2 = 2ω1.              C. ω1 = 4ω2.                  D. ω2 = 4ω1.

Câu 13: Một chất điểm khối lượng m = 100g, kéo vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi buông tay cho vật dao động điều hòa. Ngay trước khi buông tay, lực giữ vật là 2N. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li độ x0 = -10 cm, sau khoảng thời gian Δt = 3T/4, vận tốc của vật có giá trị v1 = -1m/s và đang tăng. Phương trình dao động của vật là:

Câu 14: Khi chiếu lần lượt hai bức xạ λ1 và λ2 = 3λ1 vào tấm kim loại có giới hạn quang điện λ0 thì tỉ số vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi catot là 3. Tỉ số λ10 là:

A. 4/3                         B. 3/4.                          C. 1/4.                             D. 1/3.

Câu 15: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k = 40 N/m và một quả cầu nhỏ, khối lượng m = 80g. Nâng quả cầu lên theo phương thẳng đứng tới vị trí lò xo bị nén 2 cm rồi thả nhe, con lắc dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng O. Khi quả cầu tới vị trí biên nằm dưới vị trí cân bằng O, nó dính nhẹ vào một quả cầu m' = 20g đang đứng yên tại đó. Hệ m và m' tiếp tục dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của hệ m và m' khi đi qua O là

A. 0,4√3 m/s.              B. 20√15 cm/s.              C. 40√3 m/s.                    D. 20√3 cm/s.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đáp án mã đề 132

1 A

11. D

21. D

31. B

41. D

2. A

12. A

22. B

32. A

42. A

3. B

13. C

23.C

33. A

43. D

4. A

14. C

24. C

34. A

44. C

5. B

15. A

25. A

35. D

45. B

6. A

16. C

26. D

36. B

46. D

7. C

17. D

27. C

37. B

47. A

8. C

18. D

28. C

38. B

48. C

9. B

19. D

29. D

39. B

49. D

10. B

20. C

30. A

40. C

50. B

0