14/01/2018, 16:38

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội năm 2015 - 2016

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội năm 2015 - 2016 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp ...

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội năm 2015 - 2016

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Toán phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc, Hải Dương năm 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Gia Lộc, Hải Dương năm 2015 - 2016

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Tràng An, Hà Nội năm 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
Năm học: 2015 - 2016
Ngày 14 tháng 5 năm 2016
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (6 điểm)

Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên dâdu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)

1. Trong những câu trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng gì đến giá trị biểu cảm của câu thơ?

2. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có dùng từ "tri kỉ". Hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tác giả, tác phẩm.

3. Câu thơ bảy "Đồng chí!" trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc. Hãy viết một đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu phân tích vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí trong tác phẩm cùng tên của Chính Hữu. Trong đoạn có sử dụng một câu mở rộng và một tình thái từ.

Phần II (4 điểm)

Trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ có đoạn sau:

"Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."

(Theo Ngữ văn 9, tập 1 NXB Giáo dục, 2010)

1. Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai? Đây là lời đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

2. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

3. Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ "kẻ bạc mệnh này" và "thiếp" cho nhau không? Vì sao?

4. Qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trích "Truyền kỳ mạn lục", Nguyễn Dữ đã giúp ta hiểu được phần nào giá trị của gia đình trong cuộc sống. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa gia đình đối với mỗi con người

0