14/01/2018, 16:47

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 là đề thi thử đại học môn Văn có đáp ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016

 là đề thi thử đại học môn Văn có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu học tập hay dành cho các bạn tham khảo, nhằm tự ôn tập và luyện đề, chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Lần 3)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

(Đề thi gồm 02 trang)

 

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

MẸ VÀ QUẢ

Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

(Trích từ "Mẹ của nhà thơ", NXB Phụ nữ, 2008)

Câu 1. Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang nghĩa tả thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (0.5 đ)

Câu 2. Nghĩa của từ "trông" trong dòng thơ "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" là gì? (0.25 đ)

Câu 3. Trong hai dòng thơ "Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời khi như mặt trăng", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0.5 đ)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 7:

Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói.

Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống.

Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.

Cậu uống từ từ, rồi hỏi: "Tôi nợ bạn bao nhiêu?"

Cô bé đáp: "Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt."

Cậu ta nói: "Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm."

Khi Howard Kelly (*) rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người khoẻ khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.

Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng cô gái. Anh nhận ra cô gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên phòng cô gái.

Cô gái lo sợ không dám mở tờ hoá đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này.

Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: "Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa."

Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.

Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: "Lạy chúa, tình yêu thương bao la của người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người."

(*) Tiến sĩ Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Câu 4. Đặt nhan đề cho văn bản. (0.5 đ)

Câu 5. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? (0.25 đ)

Câu 6. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 đ)

Câu 7. Câu chuyện trên mang đến bài học gì? (0.75 đ)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) để bàn về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh maug lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc đọc hành.

(Trích Tây tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1)

Từ sự hi sinh anh dũng của những chàng trai thời "Tây tiến" ấy, anh chị sẽ hành động như thế nào nếu tổ quốc cần?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016

I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh trả lời ngắn gọn, chính xác nội dung câu hỏi. Trả lời đúng được điểm tối đa, trả lời sai không có điểm

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1:

  • Tả thực: Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Những mùa quả lặn rồi lại mọc.
  • Biểu tượng: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Mình vẫn còn là một thứ quả xanh

Câu 2: Nghĩa của từ "trông": trông chờ, niềm tin, hi vọng vào con cái... 

Câu 3:

  • Trong hai dòng thơ "Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời khi như mặt trăng", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: so sánh.
  • Tác dụng của biện pháp tu từ đó: gợi lên bước đi của thời gian, biểu lộ sự ngậm ngùi cho sự vất vả của người mẹ...

Câu 4: Nhan đề: Một ly sữa/ Sẽ được gì khi ta biết cho đi...

(Nhan đề phải ngắn gọn, khái quát được chủ đề, hấp dẫn...) 

Câu 5: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự

Câu 6: Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 7: Câu chuyện trên mang đến bài học: Khi biết cho đi một cách vô điều kiện, ta sẽ được nhận lại nhiều niềm vui hơn thế nữa... 

II. Phần Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo các nội dung sau

a. Mở bài: Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, có cảm xúc...

b. Thân bài:

  • Ý nghĩa của câu chuyện
    • Khi biết cho đi sự yêu thương chúng ta sẽ nhận lại được sự yêu thương (ý nghĩa của việc cho đi và nhận lại)
  • Suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên.
  • Bình luận: Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
    • Biết giúp đỡ người khác lúc khó khăn mà không đòi hỏi sự trả ơn là hành động đúng đắn, nhân văn...
      • Lí lẽ.
      • Dẫn chứng:
    • Khi biết cho đi yêu thương ta sẽ nhận lại sự yêu thương từ người khác
  • Thái độ với sự vô cảm (gieo gì gặt nấy): phê phán, lên án...
  • Liên hệ bản thân: nhận thức được điều gì, bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.

c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa nhân văn của câu chuyện và suy nghĩ của bản thân.

Câu 2 (4.0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo những kiến thức sau

a. Vài nét về tác giả, bài thơ Tây tiến và vị trí đoạn trích.

  • Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, thành công nhất về thơ ca, tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ thời chống Pháp...
  • Tây tiến viết về người lính thời chống Pháp tuy gian khổ những hào hùng, đậm chất lãng mạn...
  • Đoạn thứ 3 khái quát chân dung người lính Tây tiến: gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lãng mạn, hào hùng... có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và hành động của thế hệ trẻ.

b. Cảm nhận về đoạn thơ

  • Hai câu đầu: trên nền thiên nhiên khắc nghiệt, thiếu thốn vật chất, hình ảnh người lính hiện lên thật bi tráng.
  • Hai câu tiếp (mắt trừng gửi...dáng kiều thơm): Tâm hồn hào hoa, lãng mạn.
  • Hai câu (Rải rác ...chẳng tiếc đời xanh): Vẻ đẹp lí tưởng của thời đại "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".
  • Hai câu cuối: Sự hi sinh bi tráng của người lính.
  • Nghệ thuật: tương phản, đối lập; sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính; phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ; ngôn ngữ sử thi...=> cảm hứng bi tráng.

c. Liên hệ bản thân:

  • Nhận thức MQH giữa cá nhân với dân tộc.
  • Mỗi cá nhân luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân (khi nào tổ quốc cũng cần sự chung tay góp sức)
    • thời bình: ra sức học tập, rèn luyện...cống hiến để dựng xây đất nước giàu mạnh...
    • nếu xảy ra biến cố: sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...

c. Đánh giá chung

  • Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những nhận thức về sự hi sinh của thế hệ cha anh, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước.
0