14/01/2018, 19:55

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Sông Lô, Vĩnh Phúc năm 2014- 2015

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Sông Lô, Vĩnh Phúc năm 2014- 2015 Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 6 có đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Văn Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp ...

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Sông Lô, Vĩnh Phúc năm 2014- 2015

Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Văn

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Sông Lô, Vĩnh Phúc có kèm theo đáp án là tài liệu tham khảo môn văn lớp 6 giúp các bạn tự tổng hợp kiến thức ngữ văn, ôn thi học sinh giỏi môn văn, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 6 THCS Bình Minh năm 2013 - 2014

Đề thi khảo sát chất lượng Học sinh giỏi TP Vinh năm 2012 - 2013 - Lớp 6

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Thủy Nguyên, Hải Phòng năm học 2015 - 2016

TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ

 ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP TRƯỜNG (VÒNG 2)
NĂM HỌC 2014 - 2015 
Môn: Ngữ văn 6 
Thời gian làm bài:120 phút 
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (3 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa..."

(Rừng mơ - Trần Lê Văn)

Câu 2 (7 điểm):

Dựa vào bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ (Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm trong đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Văn

Câu 1 (3 điểm)

1/ Yêu cầu về kỹ năng:

  • HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
  • Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.

2/ Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có nhữngcảm nhận khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ đẹp, thơ mộng, và đầy hấp dẫn trong một buổi chiều:
    • Với nghệ thuật nhân hóa “rừng mơ ôm lấy núi” đã gợi tả hình ảnh một rừng mơ bạt ngàn, mơ bao trùm ôm ấp lên tất cả ngọn núi tưởng như là cánh rừng mênh mông bất tận.
    • Câu thơ thứ 2 có lẽ là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bằng nghệ thuật liên tưởng nhà thơ vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hòa vào màu trắng của mây trời tưởng như là những đám mây trắng trên trời đậu xuống, kết đọng thành muôn nghìn bông hoa mơ trắng tinh khôi...
    • Từ láy “gờn gợn” gợi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm cả rừng mơ trắng bạt ngàn đong đưa theo chiều gió, gió mang hương thơm lan tỏa khắp núi rừng “bay gần bay xa” khiến không gian như tràn ngập mùi hương.
  • Từ vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời, từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương, đất nước. Đoạn thơ bồi đắp cho ta tình yêu và niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước mình

Câu 2 (7 điểm)

1/ Yêu cầu chung:

  • Học sinh dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), để viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
  • Yêu cầu học sinh phải thuộc và nhớ được nội dung bài thơ, dùng ngôi thứ nhất (nhân vật tôi - anh đội viên để kể lại câu chuyện). Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện từ văn bản thơ, có kết hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng ...
  • Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ...

2/ Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng chuyện kể phải theo diễn biến sự việc như trình tự bài thơ và nêu được các ý cơ bản như sau:

a. Mở bài: 0,5 điểm

  • Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện...
  • Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch ...

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện).

  • Lần đầu thức giấc:
    • Nhân vật tôi ngạc nhiên, băn khoăn vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi nhân vật tôi hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ.
    • Nhân vật tôi ngỡ như nằm mơ khi được chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng…
    • Hình ảnh Bác Hồ hiện ra với nhân vật tôi trong tâm trạng mơ màng: Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, thân thương như một người Cha đối với các con - những người chiến sĩ... Trong sự xao xuyến cao độ, nhân vật tôi thổn thức, thầm thì hỏi nhỏ: “Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?”
    • Khi Bác ân cần trả lời: “- Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc”, nhân vật tôi vâng lời nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn, bề bộn, lo lắng cho sức khoẻ của Bác, lo cho chiến dịch, lo cho vận mệnh của đất nước…)
  • Lần thứ ba thức dậy:
    • Trời sắp sáng mà thấy Bác vẫn “Ngồi đinh ninh - chòm râu im phăng phắc”, nhân vật tôi “hốt hoảng giật mình” và: Anh vội vàng nằng nặc: - Mời Bác ngủ Bác ơi!
    • Khi được bác tâm sự về những điều Người trăn trở trong đêm không ngủ, nhân vật tôi thấu hiểu tình thương yêu của Bác với bộ đội và nhân dân, anh như lớn thêm lên về tâm hồn, như được hưởng một niềm hạnh phúc lớn lao, bởi thế nên: “Lòng vui sướng mênh mông”, nhân vật tôi “thức luôn cùng Bác”
    • Nhân vật tôi tự bộc lộ diễn biến tâm trạng:
      • Hình tượng Bác Hồ: giản dị, gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại, lớn lao…
      • Đêm không ngủ được kể lại trên đây chỉ là một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là một “lẽ thường tình” vì “Bác là Hồ Chí Minh” …

c. Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật tôi:

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, thể hiện rõ tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân ta đối với Bác Hồ….

0