14/01/2018, 16:48

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 là đề thi đại học môn Sử có ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016

 là đề thi đại học môn Sử có đáp án dành cho các bạn luyện đề, ôn thi hiệu quả nhất cho kì thi THPT Quốc gia môn năm 2016 đang tới gần. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định (Lần 1)

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐINH 

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn thi: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (3,0 điểm)

Trong các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, em thích nhất tổ chức nào? Cho biết những hiểu biết của em về tổ chức đó? Sự giúp đỡ của tổ chức này đối với Việt Nam.

Câu 2. (2,0 điểm)

Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925 - 1929). Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

Câu 3. (2,0 điểm)

Trong thời kỳ 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những Nghị quyết quan trọng nào đóng vai trò quyết định trực tiếp tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945? Phân tích một Nghị quyết có tác dụng đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Câu 4. (3,0 điểm)

Chứng minh Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016

Câu 1: Trong các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, em thích nhất tổ chức nào? Cho biết những hiểu biết của em về tổ chức đó? Sự giúp đỡ của tổ chức này đối với Việt Nam.

  • Trong các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, em thích nhất tổ chức nào?
    • Học sinh xác định được tổ chức mà mình thích: Liên hợp quốc hoặc Asean hoặc Liên minh châu âu EU.
  • Cho biết những hiểu biết của em về tổ chức đó?
    • Trình bày được sự thành lập của tổ chức được lựa chọn.
    • Làm rõ được quá trình phát triển của tổ chức đó.
  • Sự giúp đỡ của tổ chức này đối với Việt Nam.
    • HS phải nêu được sự giúp đỡ về kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa,...

Câu 2: Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925 - 1929). Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925 - 1929)

  • Sự thành lập:
    • Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong nhóm Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/1925).
    • Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội VNCMTN để tổ chức, huấn luyện họ, chuẩn bị thành lập Đảng và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
    • Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ. Trụ sở đặt tại Quảng Châu.
  • Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên:
    • Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Hội, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập báo "Thanh niên", ra số báo đầu tiên ngày 21/6/1925.
    • Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp giảng dạy, đào tạo, huấn luyện cán bộ cho cách mạng ở Quảng Châu, kết quả đào tạo được 97 người.
    • Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành tác phẩm "Đường kách mệnh". "Đường kách mệnh" cùng với báo Thanh niên đã góp phần to lớn trong việc trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên để họ tuyên truyền đến giai cấp công nhân và nhân dân ta.
    • Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở ở khắp cả nước. Năm 1928, đưa thanh niên đã được đào tạo ở Quảng Châu đi "Vô sản hóa": về nước, đi vào các nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp vận động quần chúng và công nhân đứng lên đấu tranh. Năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).
    • Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thúc đẩy phong trào công nhân trong nước phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, không chỉ còn bó hẹp ở một địa phương, một ngành mà có sự liên kết thành phong trào chung.

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

  • Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tập hợp những thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước có tinh thần cách mạng, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai để xây dựng một chế độ xã hội mới. Hội đã góp phần đào tạo, huấn luyện cán bộ cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, qua đó thúc đẩy cách mạng đi lên theo con đường cách mạng vô sản.
  • Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, Hội đã tuyên truyền, phổ biến sách báo mác-xít (báo thanh niên, sách Đường cách mệnh,...) đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực hiện phong trào "vô sản hóa" – đưa các hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sống lao động với công nhân để tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
  • Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là quá trình trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này.

Câu 3: Trong thời kỳ 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những Nghị quyết quan trọng nào đóng vai trò quyết định trực tiếp tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945? Phân tích một Nghị quyết có tác dụng đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Trong thời kỳ 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những Nghị quyết quan trọng nào đóng vai trò quyết định trực tiếp tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?

  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11/1939), họp tại Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định), do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11/1940), họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì.
  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941), họp tại Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
  • Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1943), họp tại Võng La (Hà Nội).
  • Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 12/3/1945.
  • Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 14 đến ngày 15/8/1945, họp tại Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang)

Mỗi nghị quyết được xây dựng trong mỗi hoàn cảnh lịch sử khác nhau, có vị trí, vai trò nhất định, đảm bảo tính phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và thể hiện tập trung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giải phóng dân tộc.

Phân tích một Nghị quyết có tác dụng đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

  • Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới, khi mà tình thế cách mạng đã xuất hiện trực tiếp trên đất nước ta...Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố "Quân lệnh số 1", chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
  • Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Tân Trào - Tuyên Quang. Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
  • Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện trí tuệ sáng suốt, sự nhạy bén chính trị, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân ta trước giờ phút quyết định vận mệnh của Tổ quốc. Nghị quyết này của Đảng, sau đó là Đại hội quốc dân Tân Trào (từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945) đã chuẩn bị cụ thể, trực tiếp cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Câu 4: Chứng minh Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.

* Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quan trọng nhất góp phần tạo đà và thúc đẩy thắng lợi ngày càng to lớn của nhân dân ta trên các chiến trường.

* Trên mặt trận quân sự, quân dân ta từng bước đánh bại các âm mưu của thực dân Pháp để tiến lên mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta cũng như Lào và Campuchia.

1- Ngày 19/12/1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ bằng cuộc chiến đấu ở các đô thị vĩ tuyến 16, mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc. Qua cuộc chiến đấu này, quân dân ta đã đánh bại âm mưu "đánh úp" của địch, đảm bảo cho cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ rút về chiến khu Việt Bắc an toàn, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

2- Tiếp đó là thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Là chiến thắng lớn đầu tiên của quân và dân ta trong việc tổ chức phản công địch trong cuộc kháng chiến chống Pháp, làm cho âm mưu muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng của địch bị thất bại hoàn toàn, phá tan âm mưu "đánh nhanh của thắng nhanh" của chúng; lực lượng so sánh giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân sang một giai đoạn mới, ta từ chỗ phòng ngự sang thế tấn công địch.

3- Đến chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch trên đường số 4. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của ta trong việc chủ động mở cuộc tiến công địch có qui mô lớn, một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn theo phương thức "vận động chiến", đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta. Là thất bại lớn của Pháp cả về quân sự lẫn chính trị; địch bị đẩy lùi vè thế phòng ngự, bị động, càng thêm lúng túng về nhiều mặt; đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới; ta vươn lên giành quyền chủ động và phản công ngày càng lớn... 

Kể từ sau chiến thắng Biên giới mùa thu năm 1950, ta đã phá tan thế bao vây phong toả của kẻ thù, giành thế chủ động ở chiến trường chính Bắc Bộ với một loạt chiến thắng: Trung du (12/1950), Đường số 18 (3/1951), Hà Nam Ninh (5/1951), Hoà Bình (Đông-xuân 1951 - 1952), Tây Bắc (10/1952), Thượng Lào (4/1953) đã đẩy địch vào tình trạng lúng túng hơn nữa, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn và phát triển lực lượng vũ trang với 3 thứ quân.

4- Đến năm 1953, trải qua 8 năm kháng chiến và kiến quốc, ta đã lớn mạnh về mọi mặt và có đủ điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém đã làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và ngày càng phụ thuộc vào Mĩ (đến năm 1953 bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân và tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp). Trước tình hình đó, được sự thoả thuận của Mĩ, ngày 7/5/1953, Pháp đã đề ra kế hoạch Nava với hi vọng "chuyển bại thành thắng" trong vòng 18 tháng. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài "bất khả xâm phạm", "sẵn sàng" nghiền nát bộ đội chủ lực ta. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava. Tuy nhiên, Nava đã bị thất bại ngay từ bước đầu trong kế hoạch của mình. Với việc phân tán lực lượng địch ở Điện Biển Phủ, Xênô, Plâyku và Luông Phabang, ta đã đánh bại bước đầu kế hoạch của Nava. Buộc Nava phải tập trung lực lượng ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược với ta. 

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. Đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 

Điện Biên Phủ là một chiến dịch tiến công địch liên tục gồm 3 đợt: ...

  • Sau 56 ngày đêm, chúng ta đã giành được thắng lợi to lớn: Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng địch ở Điện Biên Phủ gồm 16200 tên, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đăng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỉ XX. Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
  • Thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ đã đưa phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến hội nghị Giơnevơ với tư thế đại biểu cho một dân tộc chiến thắng. Hiệp định được kí kết, các nước tham dự đã phải tôn trọng các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam.

Như vậy, qua các thắng lợi của quân dân ta từ năm 1946 đến chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954, ta đã đánh bại được các âm mưu của địch, giành được nhiều thắng lợi to lớn và đến chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến, ta đã đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.

0