Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2) Đề thi thử Đại học môn Sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lịch sử gồm 4 câu hỏi tự luận có đáp án ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lịch sử
gồm 4 câu hỏi tự luận có đáp án tham khảo đi kèm, giúp các bạn học sinh luyện tập và củng cố kiến thức môn Sử hiệu quả, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
Đề cương Lịch sử thế giới Ôn thi Đại học
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU |
KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT LẦN 2 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề |
Câu I (3,0 điểm): Từ những sự kiện lịch sử cơ bản dưới đây. Anh (chị) hãy rút ra nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
Thời gian | Sự kiện |
1945 | Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập. |
1950 | Ấn Độ giành độc lập. |
1959 | Cách mạng Cuba thắng lợi. |
1960 | 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập. |
1975 | Thực dân Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ănggôla, Môdămbích. |
1993 | Hiến pháp Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. |
Câu II (2,0 điểm: Nêu những bài học của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ những bài học đó em hãy phát biểu ý kiến về việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
Câu III (3,0 điểm): Nêu âm mưu của Pháp và chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950. So sánh với chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947.
Câu IV (2,0 điểm):
Phát biểu ý kiến về nhận định: "Hậu phương là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh."
Nêu thành tựu và vai trò của việc xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ sau thắng lợi Biên giới 1950.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
Câu I: Từ những sự kiện lịch sử cơ bản sau đây, hãy rút ra nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.
- Các nước đế quốc có nhiều thuộc địa bị suy yếu.
Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đây là những thuận lợi cơ bản để các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh đứng lên tiếp tục đấu tranh giành độc lập.
- Từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX: Phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở Á, Phi, Mĩ Latinh, làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lung lay tận gốc.
- Phong trào diễn ra ngay sau sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tại Đông Nam Á đã có ba quốc gia tuyên bố độc lập: Inđônêxia (17-8-1945); Việt Nam (2-9-1945); Lào (12-10-1945).
- Dưới sự lãnh đạo của đảng Quốc đại, ngày 26-1-1950, thực dân Anh phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ, nước Cộng hòa Ấn Độ ra đời.
- Ở khu vực Mĩ Latinh: nhân dân Cuba đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành thắng lợi. Ngày 1-1-1959, Cộng hòa Cuba ra đời.
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển mạnh trở thành "lục địa bùng cháy", hầu hết các nước Mĩ Latinh đều lật đổ được chính quyền độc tài thân Mĩ, khôi phục độc lập chủ quyền,...
- Ở châu Phi: phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, đặc biệt năm 1960, có 17 quốc gia ở châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi".
- Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX: Phong trào vẫn diễn ra bền bỉ ở một số nước dẫn đến về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
- Sau nhiều năm đấu tranh, đến năm 1975 thực dân Bồ Đào Nha đã phải tuyên bố trao trả độc lập cho Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích.
- Từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và đòi quyền bình đẳng cho con người.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) diễn ra chủ yếu ở ba nước phía nam châu Phi. Điển hình là sự thắng lợi ở Cộng hòa Nam Phi: Hiến pháp năm 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai). Năm 1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man đầy bất công đã từng tồn tại 3 thế kỷ ở nước này.
Câu II: Nêu những bài học của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ những bài học đó anh (chị) hãy phát biểu ý kiến về việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
* Bài học kinh nghiệm:
- Về chỉ đạo chiến lược: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải biết giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu...
- Về lực lượng: Biết tập hợp và tổ chức lực lượng cách mạng với nòng cốt là liên minh công nông....
- Về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
- Về chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang: Phải tích cực chuẩn bị và chớp đúng thời cơ... Triệt để lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ kẻ thù chỉa mũi nhọn vào kẻ thù chính trước mắt.
- Về xây dựng Đảng...
* Liên hệ: Học sinh có thể phát biểu theo ý kiến khác nhau nhưng phải giải thích, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc.
- Ngày nay tình hình thế giới biến động phức tạp, có nhiều thời cơ và thách thức đối với các dân tộc. Để nắm bắt thời cơ vượt qua thử thách cần đúc rút từ những bài học trong lịch sử, nhất là bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đó là:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH;
- Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp cảu nhân dân, do dân và vì dân.
- Tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng toàn dân.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.......
Câu III: Nêu âm mưu của Pháp và chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950. So sánh với chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947.
* Âm mưu của Pháp: Đứng trước tình hình trên, nhờ sự giúp sức của Mỹ thực dân Pháp thông qua kế hoạch Rơve nhằm:
- Khóa chặt biên giới Việt Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4.
- Thiết lập hành lang Đông Tây để cắt đứt sự liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu III và liên khu IV.
=> Với hai hệ thống phòng ngự trên thực dân Pháp chuẩn bị mở cuộc tấn công qui mô lớn lên Việt Bắc lần hai.
* Chủ trương và sự chuẩn bị của ta: Chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm:
- Tiêu diệt sinh lực địch
- Khai thông biên giới Việt Trung
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
* So sánh:
Giống:
- Mục đích của Pháp đều muốn mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc tiêu diệt cơ quan đầu não của ta...
- Kết quả: ta giành thắng lợi....
Khác:
- Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947:
- Là chiến dịch ta phản công đầu tiên giành thắng lợi
- Buộc Pháp phải chuyển chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài theo cách đánh của ta....
- Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950:
- Là chiến dịch ta chủ động mở cuộc tấn công đầu tiên giành thắng lợi
- Giành thế chủ động trên chiến tẻ]ơngf chính Bắc bộ.....
Câu IV: Phát biểu ý kiến về nhận định: Hậu phương là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nêu thành tựu và vai trò của việc xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ sau thắng lợi Biên giới 1950.
* Ý kiến: HS nêu theo ý hiểu và lập luận của mình
- Hậu phương là vùng có điều kiện nhất định đáp ứng yêu cầu xây dựng các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa để phục vụ cho tiền tuyến, cho cuộc chiến.
- Xây dựng hậu phương vững mạnh mới chuẩn bị được những điều kiện về vật chất và tinh thần cho quân ta giành thắng lợi quân sự tiến tới thắng lợi quyết định để kết thúc cuộc chiến tranh. Thực hiện đường lối k/c toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Việt Nam phải xây dựng hậu phương k/c.
* Thành tựu:
- Về ngoại giao: Cách mạng Trung Quốc thành công 1949, thắng lợi chiến dịch biên giới 1950 của quân dân ta đã khai thông con đường liên lạc của chúng ta với các nước XHCN. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ VNDCCH đã tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, từ đây cuộc k/c của nhân dân ta không còn đơn độc mà có sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
- Chính trị:
- Từ ngày 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự.
- 11/03/1951, lập Liên minh nhân dân Việt - Miên – Lào, tăng cường khối đoàn kết ba nước đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ.
- 01/05/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần I chọn 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
- Kinh tế:
- Luật cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua, ngày 14-12-1953.
- Nông nghiệp: năm 1952, Chính phủ vận động lao động sản xuất và tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia. (Năm1953 sản xuất 2,7 triệu tấn thóc, hơn 65 vạn tấn hoa màu.)
- Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống. Năm 1953, ta sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ thuốc men, quân trang, quân dụng.
- Chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
- Bồi dưỡng sức dân và phát động giảm tô, cải cách ruộng đất: 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất.
- Văn hóa, giáo dục, y tế:
- Giáo dục: tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm "phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất", nhà trường gắn với xã hội, 1952 có trên 1.000.000 học sinh phổ thông, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển.
- Văn hóa: thực hiện "Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến".
- Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động phòng bệnh, xây dựng bệnh viện, bệnh xá, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.
* Vai trò:
- Củng cố và phát triển hậu phương k/c vững mạnh, một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh.
- Tạo cơ sở kinh tế, văn hóa cho chế độ dân chủ nhân dân, dặt cơ sở nền móng cho CNXH...