14/01/2018, 16:06

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2) Đề thi thử Đại học môn Sinh có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học gồm 50 câu hỏi trắc ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2016 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, cao đẳng 2016.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THCS&THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 1)

SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU

KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT - QUỐC GIA 2016

MÔN: Sinh học – Lần 2

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

MÃ ĐỀ SỐ 486

Câu 1: Có bao nhiêu nhận định đúng về gen?

1. Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
2. Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa
3. Gen cấu trúc là một đọan ADN mang thông tin mã hóa cho một tARN, rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh
4. Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có cấu tạo khác gen cấu trúc
5. Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của các gen cấu trúc khác.
6. Trong các nucleotit thành phần đường deoxiribozo là yếu tố cấu thành thông tin.
7. Trình tự các nucleotit ADN là trình tự mang thông tin di truyền.

A. 7                                 B. 4                                C. 6                                   D. 5

Câu 2: Enzim toposisomeraza (gyraza) có vai trò:

A. Làm mồi để tổng hợp okazaki
B. Nối okazaki lại với nhau
C. Giãn mạch ADN để tháo xoắn phân tử tạo chạc chữ Y
D. Sửa sai trong sao chép

Câu 3: Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:

1. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
2. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
3. Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
4. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
5. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có là?

A. 4                                B. 5                                 C. 3                                   D. 2.

Câu 4: Quá trình tái bản ADN gồm các bước:

1. Tổng hợp các mạch ADN mới
2. Hai phân tử ADN con xoắn lại
3. Tháo xoắn phân tử ADN

Trình tự các bước trong quá trình nhân đôi là:

A. 3, 1, 2                       B. 1, 2, 3                          C. 3, 2, 1                           D. 2, 1, 3

Câu 5: Các cặp quan hệ nào dưới đây không đúng:

A. tARN - vận chuyển a.a
B. ADN ligaza nối các đoạn Okazaki với nhau
C. ARN-polimeraza - tham gia phiên mã và tồng hợp đoạn mối
D. Riboxom - tổng hợp ARN

Câu 6: Cho các nhận định sau:

1. Tác động tia UV tạo cấu trúc TT gây đột biến thêm 1 cặp nu
2. 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng G-X
3. Acridin là tác nhân chỉ có thể gây đột biến mất một cặp nucleotit
4. Đột biến gen xảy ra nếu một nucleotit trên gen bị thay thế bằng nucleotit khác
5. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng, thời điểm tác động nhưng không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc gen

Có bao nhiêu nhận định đúng:

A. 3                              B. 1                                 C. 2                                  D. 4

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

1. Tất cả các gen của vi sinh vật là gen không phân mảnh
2. Sinh vật nhân thực sử dụng đơn vị phiên mã là một gen
3. Gen ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh
4. Exon là các đọan nucleotit không mã hóa axit amin
5. Intron không phân bố ngẫu nhiên trong hệ gen mà định vị ở những vị trí đặc biệt
6. Intron là trình tự nucleotit nằm trong vùng mã hóa không có khả năng phiên mã và dịch mã

Số phát biểu sai là:

A. 5                              B. 1                                C. 4                                  D. 3

Câu 8: Nếu nuôi cấy một tế bào E. Coli có một phần tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi truờng chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. Coli có chứa N15 phóng xạ đuợc tạo ra trong quá trình trên là:

A. 1                              B. 3                                C. 4                                  D. 2

Câu 9: Vùng mã hòa của một gen ở sinh vật nhân sơ dài 4080Å. Trên mạch 1 của vùng này của gen, hiệu số tỷ lệ phần trăm giữa Adenin và Timin bằng 20% số nu của mạch. Ở mạch 2 tương ứng, số nu loại A chiếm 15% số nu của mạch và bằng một nửa số nu của Guanin. Khi gen phiên mã một lần đã lấy của môi trường nội bào 180 Uraxin. Cho rằng số lượng đơn phân của mARN bằng số luợng đon phân của một mạch đon ở vùng mã hóa của gen. Số nucleotit loại A, T, G, X có trên mạch bổ sung của gen là:

A. 600, 600, 600, 600                                        B. 180, 420, 360, 240
C. 540, 540, 660, 660                                        D. 420, 180, 240, 360

Câu 10: Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì đây là quá trình:

A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom
B. Tổng hợp chuỗi polipeptit từ các axit amin trong tế bào chất của tế bào
C. Truyền thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các a.a
D. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất

Câu 11: Điểm giống nhau giữa cơ chế tái bản ADN và cơ chế phiên mã là:

1. Đều cần năng lượng và enzym polimeraza, đều sử dụng ADN trong nhân làm khuôn mẫu
2. Đều sử dụng nguyên liệu từ môi trường nội bào và theo nguyên tắc bổ sung
3. Đều có sự phá hủy các liên kết hidro và liên kết hóa trị của gen
4. Các enzym đều tác động trên mạch khuôn theo chiều 3'→5' và mạch mới được tổng hợp theo chiều ngược lại

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3                      B. 1, 3, 4                         C. 1, 2, 4                          D. 1, 2, 3, 4

Câu 12: Trong điều hòa sự biểu hiện ở operon Lac, chất cảm ứng có vai trò gì?

A. Gắn và làm mất hoạt tính của protein ức chế
B. Gắn với promoter để hoạt hóa phiên mã
C. Gắn với operator để hoat hóa phiên mã
D. Gắn với các gen cấu trúc để hoạt hoa phiên mã

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học

1. B

2. C

3. A

4. A

5. D

6. C

7. D

8. D

9. D

10. C

11. C

12. A

13. B

14. B

15. D

16. B

17. D

18. A

19. A

20. B

21. A

22. A

23. D

24. B

25. B

26. C

27. D

28. C

29. D

30. B

31. C

32. A

33. A

34. D

35. D

36. A

37. C

38. B

39. A

40. C

41. B

42. D

43. D

44. B

45. A

46. C

47. D

48. C

49. B

50. C

0